Đảo Guam nhìn từ trên không.
Trong khi Triều Tiên đe dọa sẽ nã tên lửa hủy diệt Guam - nhà của các căn cứ quân sự chiến lược của Mỹ - khiến Washington phải nâng mức cảnh báo lên cao, thì một loài rắn sống trên cây đã gây ra một thảm họa đáng sợ trên đảo lâu nay.
Rắn nâu xâm lấn - tên khoa học là Boiga irregularis - ngày càng chứng tỏ là một loài ăn thịt có hại khi nó sống trong môi trường, nơi các sinh vật bản địa chưa phát triển cơ chế bảo vệ để sinh tồn.
Rắn nâu xâm lấn trên đảo Guam có tên khoa học là Boiga irregularis
Kể từ khi loài rắn độc hại này xuất hiện trên hòn đảo chiến lược ở Thái Bình Dương của Mỹ vào cuối Chiến tranh thế giới thứ 2, nó đã ăn sạch 10 trong số 12 loài chim bản địa của đảo. Hai loài chim còn lại số phận cũng thê thảm khi bị liệt vào danh sách "tuyệt chủng chức năng". Một trong những loài chim đã biến mât trên đảo là bồ cầu Mariana.
Bồ cầu Mariana.
Chưa hết, rắn cây nâu xâm lấn có nguồn gốc Australia còn đang đe dọa hủy diệt các khu rừng ở Guam.
Nghiên cứu khoa học mới tiết lộ, khẩu vị của loài rắn này không chỉ gây thiệt hại cho động vật hoang dã ở Guam mà còn gây hậu quả nghiêm trọng đến cây cối vì nhiều loài cây dựa vào các loài chim để phát tán hạt giống. Chim bị tuyệt chủng, nhiều loại cây cũng vì thế mà bị đe dọa. Ông Haldre Rogers, giáo sư tại Đại học Bang Iowa và Elizabeth Wandrag, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Canberra, đã nghiên cứu việc cây con mọc trên đảo Guam so với những hòn đảo gần đó nơi không có sự tồn tại của loài rắn cây nâu xâm lược.
Nghiên cứu của họ được đăng trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia cho thấy cây con đã mọc tăng gấp đôi ở các khu vực còn trống trên các đảo khác so với Guam.
Rắn nâu xâm lấn đã làm thay đổi và đang đe dọa nghiêm trọng hệ sinh thái trên đảo Guam.
Viết trong tạp chí học thuật hàng đầu, The Conversation, các nhà khoa học giải thích: "Sự biến mất của các loài chim bản địa đã gây ra một số thay đổi bất ngờ ở rừng ôn đới của Guam. Cả việc hình thành cây mới lẫn sự đa dạng của những loại cây này đang giảm sút. Những thay đổi này chỉ ra ằng, một loài ăn thịt xâm lán có thể gián tiếp làm thay đổi toàn bộ hệ sinh thái một cách đáng kể như thế nào".
Các loài chim có vai trò rất quan trọng đối với cây cối ở vùng nhiệt đới, khi có tới 90% cây cối dựa vào động vật ăn trái cây của chúng để phát tán hạt giống ở những khu vực mới. Đặc biệt là trên đảo Guam, khi những hạt giống rơi xuống đất, chúng không có nhiều cơ hội nảy mầm.
Các nhà khoa học tiếp tục cảnh báo: "Nhìn chung, khoảng 70% các loài cây ở Guam dựa vào chim để lây lan hạt giống. Nghiên cứu cho thấy những loài chim biến mất do rắn nâu xâm lấn đã làm giảm việc hình thành cây mới từ 61-92%, tùy thuộc vào loài. Những con số này cho thấy, nhiều loài cây ở Guam đang bị đe doạ nghiêm trọng, và điều này lại đe dọa sự đa dạng của các loài trên đảo".
Như vậy, khi quân đội và các nhà ngoại giao đang tìm cách đối phó với các mối đe dọa từ Triều Tiên, Guam - hòn đảo chiến lược quan trọng của Mỹ ở Viễn Đông đã phải chịu một tai họa tự nhiên nghiêm trọng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.