Làn sóng thiếu gia Trung Quốc sang Tây mua nhà "như mua rau"

Quang Minh - NYK Thứ ba, ngày 20/02/2018 10:55 AM (GMT+7)
Một Hoa kiều ở Canada cảm thấy choáng vì thiếu gia Trung Quốc mua nhà “như mua rau”.
Bình luận 0

img

Hội con nhà giàu Trung Quốc ở Vancouver.

Kinh tế Trung Quốc cất cánh trong 30 năm kéo theo tầng lớp “phú nhị đại” ăn chơi khét tiếng. Loạt bài sau đây điểm lại những khía cạnh thú vị của giới siêu giàu Trung Quốc.

Làn sóng dịch chuyển

Sống một mình trong căn hộ trị giá 4 triệu USD, Weimi Cho là chủ nhân sở hữu căn nhà với tầm nhìn khoáng đạt ra thành phố Vancouver, Canada. Cô đi chiếc siêu xe Maserati Gran Turismo và là con gái cưng của một đại gia Trung Quốc. Dù mới 20 tuổi nhưng tài khoản ngân hàng của Cho đã tới 7 con số 0. Hồi sinh nhật lần thứ 20 của mình, Cho mua 2 chai rượu vang trị giá hơn 4.000 USD để thết đãi bạn bè.

img

Những người giàu có ở Canada có đời sống rất xa hoa.

Năm 14 tuổi, Cho tới Vancouver du học. Gia đình cô sở hữu một nhà máy sản xuất chip bán dẫn lớn nên không ngạc nhiên khi cô sống trong cảnh nhung lụa. Bố mẹ Cho vẫn ở đại lục trong khi cô lớn lên ở Đài Loan. Vào mùa hè, Cho thường du lịch ở Mỹ hoặc Australia. “Bố muốn tôi phải dùng tốt tiếng Anh. Nhà tôi muốn tôi sống tại một nước phương Tây”, Cho nói.

Không chỉ Cho mà nhiều gia đình khác ở Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch cho con cái mình sinh sống ở phương Tây. Các thành phố lớn như New York, Vancouver hay London là nơi thường được họ lựa chọn. Đặc biệt ở Vancouver, Canada, số lượng người Trung Quốc đang tăng lên đột biến do chính sách nhập cư dễ dàng. Với khí hậu ấm áp và dễ chịu, nhiều người Trung Quốc coi Vancouver là quê hương thứ hai.

Thiếu gia Trung Quốc

img

"Hội chị em" tại Vancouver.

Người Trung Quốc sử dụng cụm từ “phú nhị đại” để gọi tên thế hệ giàu có thứ hai tại Trung Quốc. Đây là con cái của những đại gia Trung Quốc sau khi nền kinh tế nước này cất cánh được khoảng 40 năm. Cũng vì thừa mứa tiền, các hoạt động ăn chơi phá phách của phú nhị đại ngày một đa dạng.

Vương Tư Thông, con trai của Vương Kiện Lâm, tỉ phú giàu nhất Trung Quốc, chủ tịch sở hữu tập đoàn Vạn Đạt, đã mua 2 chiếc đồng hồ Apple Watch mạ vàng. Chủ nhân của 2 chiếc đồng hồ này là Khả Khả, chú chó husky cưng của Thông. Hành động cho chó đeo đồng hồ đã khiến cộng đồng mạng nước này chỉ trích Vương Tư Thông không ngớt. Họ cho rằng đây là hành động khoa trương kệch cỡm.

img

Một thiếu gia Trung Quốc tại triển lãm.

Trong chương trình truyền hình thực tế mang tên “Con nhà giàu châu Á ở Vancouver”, Weimi Cho cũng là một nhân vật chính. Giới trẻ Trung Quốc ở nước ngoài sử dụng chủ yếu là tiếng Anh và tiếng Hoa. Cuộc sống của họ khiến nhiều người phải thèm khát.

Khi được hỏi vì sao thiếu gia Trung Quốc thích khoa trương tới vậy, Weymi nói: “Chúng tôi không hề khoe khoang. Đây là cuộc sống thường ngày và chúng tôi muốn cho thế giới biết”.

Rời bỏ quê hương

img

Một nữ đại gia Trung Quốc trên chiếc chuyên cơ.

Theo thống kê, 30% tài sản ở Trung Quốc thuộc về 1% dân số. Hiện nay, Trung Quốc có số lượng tỉ phú USD nhiều hơn cả Mỹ. Xu thế tăng trưởng tầng lớp trung lưu ở quốc gia này cũng đạt mức nhanh nhất toàn cầu.

Nghiên cứu của tổ chức Hurun cho thấy 60% người giàu có ở Trung Quốc muốn hoặc có ý định chuyển ra nước ngoài sinh sống. Để vào nhóm người giàu, mỗi cá nhân phải có ít nhất 10 triệu tệ. Đáng chú ý, xu thế chuyển tiền ra nước ngoài của người Trung Quốc cũng tăng đột biến. Mỗi năm có khoảng 450 tỉ USD được gửi ra nước ngoài từ Trung Quốc. Hiệp hội Nhà đất Trung Quốc cho biết khách hàng Trung Quốc là nguồn cung tiền mặt lớn nhất cho thị trường nhà ở tại Mỹ.

img

Thiếu gia và siêu xe là một phần không tách rời.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự dịch chuyển này, trong đó nhiều người sợ tình trạng ô nhiễm, số khác muốn con cái tiếp cận nền học vấn tiên tiến. Châu Tuyết Cương, giáo sư xã hội học tại đại học danh tiếng Standford, nói: “Sự cạnh canh trong hệ thống trường ở Trung Quốc rất khốc liệt. Các trường đại học hàng đầu yêu cầu học sinh phải rất giỏi chứ không chỉ giàu. Do đó, họ rời Trung Quốc để tìm cơ hội học vấn tương đương”.

Gương mặt sáng giá

img

Vương Tư Thông dù rất ăn chơi nhưng cũng biết kiếm tiền.

Paul Wei, một doanh nhân 50 tuổi và là người khá nổi tiếng với cộng đồng nói tiếng Hoa ở Vancouver. Ông trở thành “đại sứ không chính thức” với các phú nhị đại vì giúp giải quyết nhiều vấn đề khi các thiếu gia có nhu cầu.

Paul nói: “Thiếu gia Trung Quốc mua nhà ở Vancouver chẳng bao giờ do dự. So với các thành phố khác ở Mỹ, nhà đất ở Vancouver rẻ hơn nhiều”. Paul nói rằng do có quá nhiều tiền nên dân Trung Quốc muốn mở rộng danh mục đầu tư nhằm gia tăng độ an toàn của tài sản.

Hồ Yến là chủ một nhà hàng tại trung tâm thành phố Vancouver. Cô mua nhà tại đây sau khi quyết định tương lai cậu con trai 11 tuổi sẽ phải khá hơn mình. Bất chấp có trong tay nhà hàng danh tiếng ở Tây An, Hồ Yến bán tất cả sản nghiệp và chuyển tới Canada sinh sống. Cô đang định mở rộng nhà hàng sang nước Mỹ sau khi làm ăn phát đạt ở Vancouver.

Hồ Yến nói: “Tôi muốn con trai học tập và làm việc ở Mỹ. Đó là nơi con tôi sẽ sống trong tương lai”. Hồ  Yến là cá nhân điển hình trong số những người giàu có tại Trung Quốc. Họ muốn con cái có môi trường học vấn tốt hơn và việc làm ổn định hơn nên đã chọn Mỹ làm miền đất hứa.

___
Những ai là 4 phú nhị đại nổi tiếng nhất Trung Quốc? Đón đọc kì cuối xuất bản ngày 21.2

Hé màn cuộc sống ăn chơi quên ngày tháng của thiếu gia TQ

Sự giàu có của tầng lớp “con nhà giàu Trung Quốc” đang khiến thế giới choáng váng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem