Sau vũ khí hạt nhân, Mỹ lo sợ điều này nhất nếu chiến tranh với Triều Tiên

Mai Đại (theo Business Insider) Thứ sáu, ngày 12/01/2018 09:22 AM (GMT+7)
Trong bối cảnh mối quan hệ Mỹ - Triều Tiên đang trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết, 1 cuộc xung đột giữa 2 quốc gia là không thể tránh khỏi. Theo trường Đại học Chiến tranh Hàng không, nếu chiến sự nổ ra, ngoài vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, thứ mà Washington lo ngại nhất chính là khả năng sơ tán thương binh của mình bị hạn chế
Bình luận 0

Tại Iraq và Afghanistan, đã có gần 7.000 lính Mỹ bị thương trong các chiến dịch quân sự. Tuy nhiên, con số này được giữ ở mức thấp và ổn định nhờ lợi thế trên không của quân đội Mỹ, khiến cho việc sơ tán thương binh ra khỏi chiến trường luôn kịp thời, giữ cho mức tử vong ở mức thấp nhất.

img

Các binh sĩ thuộc đơn vị bộ binh số 137 của Hàn Quốc và binh sĩ Mỹ đưa thương binh lên trực thăng Black Hawk trong một buổi huấn luyện sơ tán cứu thương (ảnh: US Army)

Thế nhưng, đó là khi Mỹ chiến đấu với những lực lượng vũ trang phi đối xứng: al Qaeda, ISIS – những kẻ không hề có vũ khí phòng không hiệu quả. Trên bán đảo Triều Tiên, phi công Mỹ sẽ phải đối mặt với 1 lực lượng quân sự chính quy, được trang bị đầy đủ và sẵn sang cho chiến trận. Dù khí tài không thể hiện đại bằng, phòng không Triều Tiên sẽ vẫn là 1 mối đe dọa với các máy bay thực hiện nhiệm vụ sơ tán cứu thương của không quân Mỹ. Đây không phải là 1 mối lo thừa: trước đó trong cuộc chiến xâm lược Iraq, các đơn vị phòng không của Baghdad cũng khiến các máy bay vận tải và hậu cần của Mỹ “khốn khổ”

Hiện tại, rất khó để đánh giá khả năng sơ tán hàng không của Lầu Năm Góc trong trường hợp chiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên. Thế nhưng, theo mô phỏng của trường Đại học Chiến tranh Hàng không, quân đội Mỹ sẽ gần như không thể đưa thương binh ra khỏi tuyến lửa. Vô hình chung, người Mỹ sẽ buộc phải thay đổi cách chữa trị cho các thương binh theo chiều hướng ưu tiên những người cần thiết cho nhiệm vụ trước.

img

Lính Mỹ bị thương đang được đồng đội sơ cứu để chuẩn bị đưa ra khỏi chiến trường

Để giải quyết 2 vấn đề này, Lầu Năm Góc đang có 2 lựa chọn:

Một là nâng cấp khả năng vận chuyển cứu thương bằng cách chế tạo thêm nhiều phi cơ có khả năng di chuyển cơ động. Hiện tại, quân đội Mỹ đang tìm cách cải thiện vấn đề này với dự dán Cất cánh Đứng Tương lai. Dự án sẽ thay thế trực thăng tấn công AH-64 Apache và trực thăng UH-60 Black Hawk bằng 1 loại trực thăng mới có ưu điểm của cả 2: tốc độ cao, tầm bay xa, linh hoạt và cơ động. Ngoài ra, Lầu Năm Góc cũng đang xem xét tiềm năng của việc sử dụng phương tiện không người lái trong việc sơ tán hàng không.

Hai là thiết lập chuỗi các tiền đồn y tế mặt đất nối căn cứ tiền tuyến với 1 cơ sở y tế ở vùng an toàn. Việc này cũng đã được quân đội Mỹ triển khai từ lâu nhưng đang gặp 1 trở ngại lớn: “giờ vàng cứu thương”. Theo đó, nếu binh sĩ được chữa trị ngay trong 1 giờ đầu tiên kể từ lúc bị thương, khả năng sống sót và hồi phục sẽ cao hơn rất nhiều. Việc chuyển thương binh từ các tiền đồn về tới cơ sở y tế sẽ khiến quân y không thể tận dụng được khoảng “thời gian vàng” này.

Theo một báo cáo được giải mật của Lầu Năm Góc, nếu cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên nổ ra, chỉ trong 3 tháng đầu tiên sẽ có 490.000 người Hàn Quốc và 52.000 lính Mỹ thiệt mạng hoặc bị thương. Do đó, Business Insider nhận định: cách tốt nhất để tránh thương vong lớn là giải quyết vấn đề hạt nhân và tên lửa Triều Tiên bằng con đường đối thoại chứ không phải vũ lực.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem