Tin thế giới: Điều thực sự khiến ông Kim Jong Un sợ hãi

Duy Anh (Tổng hợp) Thứ ba, ngày 09/01/2018 19:31 PM (GMT+7)
Ông Robert Huish, Phó giáo sư chuyên về Nghiên cứu Phát triển quốc tế tại Đại học Dalhousie, Canada ngày 9.1 nhận định phải hiểu cách nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un kiếm tiền và điều thực sự khiến ông Kim sợ hãi. 
Bình luận 0

img

Nhà lãnh đạo Triều Tiên thường xuyên nhắc đến phát triển kinh tế trong các bài phát biểu.

Theo học giả này, với việc Triều Tiên đang nắm trong tay quân bài đàm phán hạt nhân, điều quan trọng hơn bao giờ hết là Mỹ và đồng minh Hàn Quốc phải có quan điểm rõ ràng. Ông Huish nhấn mạnh: "Phải hiểu cách ông (Kim) kiếm tiền và điều thực sự khiến ông (Kim) sợ hãi". 

Theo lý giải của ông  Robert Huish, từ những bài phát biểu của ông Kim Jong Un trong năm qua, chỉ có 42 lần ông Kim nhắc đến vũ khí hạt nhân, trong khi số lần nhắc đến phát triển kinh tế lên đến 120 lần.

Rõ ràng nhà lãnh đạo Kim Jong Un Rõ quan tâm về gạo và giày dép hơn là những chiếc tên lửa đạn đạo có đầu đạn hạt nhân.

Chuyên gia Robert Huish cũng cho rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên đang rất cần tiền. Học giả này lý giải rằng trước những lệnh trừng phạt của quốc tế nhằm vào chương trình hạt nhân của Triều Tiên, Bình Nhưỡng rất cần nguồn lực để phát triển các chương trình hạt nhân nên phải sử dụng bất cứ biện pháp nào để đạt được điều đó. Ông Huish viết: "Ông Kim mua vũ khí bằng đường biển và thanh toán hóa đơn mua vũ khí bằng các hình thức khách nhau như cuộc tấn công mạng và tiền ảo". 

Tuy nhiên, những nỗ lực nhằm cắt giảm quỹ của Triều Tiên đã tăng lên trước các biện pháp kiểm soát dưới thời của Tổng thống Donald Trump. Washington hiện đang "sờ gáy" các thực thể hoạt động bất hợp pháp của ông Kim, đó là các ngân hàng và các nhà điều hành hàng hải mà ông Kim dựa vào. Theo ông Huish, sự siết chặt này khiến ông Kim sẽ có ít lựa chọn hơn.

Trong khi đó, ông Taimur Baig, chuyên gia kinh tế thuộc công ty DBS Group Holdings (Singapore) cho rằng, việc nối lại đàm phán giữa Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ giảm thiểu mối đe dọa xung đột, theo đó giảm thiểu nguy cơ gây ra tình trạng trì trệ nghiêm trọng đối với nền kinh tế thế giới. 

Theo ông Baig, quy mô chuỗi cung ứng sản xuất của châu Á tại Hàn Quốc lớn tới mức toàn bộ nền kinh tế toàn cầu sẽ chịu tổn thất nếu nổ ra xung đột giữa Seoul và Bình Nhưỡng. Chuyên gia này nêu rõ: “Một phần chuỗi cung ứng châu Á tại Hàn Quốc quan trọng tới mức nó có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế toàn cầu nếu vì bất kỳ lý do nào đó mà bạo lực nổ ra”. Hàn Quốc chế tạo mọi thứ, từ điện thoại thông minh cho tới tivi màn hình phẳng, đồng thời cũng là một trong những nước sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất chất bán dẫn lớn thứ hai thế giới. Các nhà kinh tế học từng cảnh báo mọi cuộc xung đột đều có khả năng gây tê liệt tuyến đường vận chuyển lớn dọc theo bờ biển phía Đông của Trung Quốc, quốc gia có tổng kim ngạch thương mại lớn nhất thế giới.

Ngày 9.1, Seoul và Bình Nhưỡng đã đạt được thỏa thuận về việc sẽ tiến hành tổ chức hội đàm quân sự nhằm giảm căng thẳng và cải thiện quan hệ liên Triều.  Hai miền Triều Tiên cũng nhất trí tiếp tục tổ chức các cuộc đàm phán cấp cao nhằm cải thiện quan hệ, cũng như tổ chức các cuộc đàm phán cấp chuyên viên về vấn đề Thế vận hội mùa Đông 2018. 

Trước đó, nhật báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, cho biết những nỗ lực của nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhằm giảm căng thẳng với phía Hàn Quốc đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ ở cả trong và ngoài nước. Để "chìa cành ô liu" với Tổng thống Hàn Quốc Mun Chê In, nhà lãnh đạo Triều Tiên trong bài phát biểu đầu Năm mới đã nói rằng ông muốn chứng kiến sự kết thúc nhanh mối quan hệ bị đóng băng nhiều năm qua với Seoul bằng đề nghị đầu tiên cử phái đoàn các vận động viên Triều Tiên tham dự Thế vận hội (Olympic) diễn ra tại Pyeongchang vào tháng 2 tới. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem