Nhưng lại thật sự rất lạ lùng khi ông Trump lý giải cho quyết định chưa tới thăm nước Anh vào tháng 2 này theo lời mời của Nữ hoàng Anh Elizabeth II bằng biện luận rằng không muốn đích thân cắt băng khánh thành trụ sở mới của đại sứ quán Mỹ ở thủ đô London của Anh mà việc bán rẻ trụ sở cũ ở vị trí tốt để tốn tiền xây dựng trụ sở mới ở vị trí xấu hơn là quyết định sai lầm của người tiền nhiệm Barack Obama.
Về vị trí mà nói thì nơi mới của đại sứ quán Mỹ ở London đúng là không sang trọng bằng nơi cũ. Nhưng chuyện bỏ cũ xây mới và bán cũ xây mới là quyết định của người tiền nhiệm của ông Obama chứ không phải là của ông Obama, cụ thể là đã có từ trước tháng 10.2008, tức là còn trước cả khi ông Obama đắc cử tổng thống Mỹ.
Hơn nữa, trụ sở mới của đại sứ quán Mỹ ở Anh không chỉ hiện đại hơn mà còn được đảm bảo an ninh tốt hơn, lại còn được xây dựng bằng tiền từ việc bán đi những bất động sản của Mỹ ở London. Qua đó có thể thấy biện luận của ông Trump không đúng với thực tế và rất khiên cưỡng.
Không thể có chuyện ông Trump không biết hoặc bị thông tin sai lệch về thực tế kể trên. Sự thật ở đây chỉ có thể là ông Trump chủ ý dựng nên nguyên do giả ấy để không buộc phải nói ra lý do thật. Nó chẳng khác gì hành động giận cá chém thớt.
Lý do chính là ông Trump sợ khi tới thăm Anh sẽ bị dân chúng ở Anh biểu tình phản đối quyết liệt. Bị công chúng phản đối công khai và không được hoan nghênh lại là điều ông Trump không chỉ không thích thú mà còn hết sức tránh. Tổn hại thể diện và ảnh hưởng đến uy danh là những gì ông Trump không sẵn sàng chấp nhận. Mà những chuyện ấy chắc chắn sẽ xảy ra nếu ông Trump tới thăm Anh. Dân Anh đã tuyên cáo điều ấy và chính quyền thủ đô London đã cảnh báo điều đấy. Hơn hai triệu người Anh đã cùng khuyến nghị chính phủ và hoàng gia Anh rút lại lời mời ông Trump tới thăm Anh.
Lý do còn là mối quan hệ giữa Mỹ và Anh nói chung, giữa ông Trump và thủ tướng Anh Theresa May nói riêng trong năm cầm quyền đầu tiên của ông Trump ở Mỹ đã không phát huy được cái đà phát triển vốn đã có nhờ việc bà May là thủ tướng chính phủ nước ngoài đầu tiên được ông Trump mời sang Mỹ làm khách ở Nhà Trắng, mà lại còn gần như ngay sau khi ông Trump chính thức nhậm chức tổng thống Mỹ.
Phía chính phủ Anh không thể hài lòng khi ông Trump gián tiếp cổ suý cho những lực lượng cực hữu và dân tuý ở Anh cũng như tỏ ra không mặn mà đáp ứng yêu cầu của Anh về gây dựng mối quan hệ đối tác đặc biệt song phương giúp Anh bù đắp những tổn hại về kinh tế và thương mại do Brexit, tức là việc nước Anh ra khỏi EU, gây ra cho nước Anh. Một khi thời điểm không còn thích hợp và bối cảnh tình hình không còn thuận lợi thì ông Trump dẫu có thực hi
Vui lòng nhập nội dung bình luận.