Dù vậy đây vẫn là con số vô cùng ít ỏi, trong những lần vào sân Công Phượng mới chỉ có 1 lần duy nhất xuất phát ngay từ. Ở 4 lần được sử dụng từ băng ghế dự bị, cá biệt nhất chính là tại trận đấu giữa Mito Hollyhock gặp Yokohama FC diễn ra cuối tuần qua anh chỉ xuất hiện trên sân 8 phút bao gồm cả thời gian bù giờ và đáng buồn hơn không có nổi 1 tình huống chạm bóng.
Công Phượng học được nhiều điều tại Nhật Bản.
Tuy nhiên việc được tập luyện, sinh hoạt trong môi trường bóng đá chuyên nghiệp hơn cũng giúp cho Công Phượng cùng hai đồng đội Tuấn Anh, Xuân Trường tiến bộ. Có thể nhìn rõ một số điểm như thể lực, khả năng tranh chấp bóng của cả 3 cầu thủ này đều đã tốt hơn so với trước đây khi trở về khoác áo ĐT Việt Nam ở trận giao hữu với CHDCND Triều Tiên vừa qua.
Trả lời câu hỏi từ phóng viên về việc đã học được những điều gì tại J-League 2 trong thời gian ở Nhật Bản, Công Phượng chia sẻ: "Điều đầu tiên là khi có bóng thì phải giải thoát bóng nhanh hơn, có ý thức về phòng ngự hơn. Dù là một tiền đạo, nhưng là một tập thể đội bóng thì cần phải hỗ trợ phòng ngự".
Điều này hoàn toàn trái ngược so với những gì tại HAGL, khi đào tạo ở đội bóng phố Núi các cầu thủ đều được hướng tới lối chơi tấn công, còn khâu phòng ngự thì bị xem nhẹ. Hầu hết cầu thủ HAGL dù thi đấu tại hàng thủ cũng đều có thiên hướng tấn công, và thường bộc lộ ra những lỗ hổng chết người làm chẳng ai có thể yên tâm.
HH (Seatimes)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.