Tân Hoa Xã: Trung Quốc nên học gì từ “kỳ tích” của U23 Việt Nam?

Đại Dương (theo Tân Hoa Xã) Thứ hai, ngày 12/02/2018 11:15 AM (GMT+7)
Tân Hoa Xã nhấn mạnh: Nếu muốn hỏi vì sao Việt Nam “nhảy vọt”, đáp án thực tế đơn giản chẳng qua là huấn luyện thế hệ trẻ.
Bình luận 0

Đội tuyển U23 Việt Nam ở giải U23 châu Á đã trở thành một “ngôi sao lớn”, vòng bảng thắng U23 Australia 1-0, vòng loại liên tiếp đánh bại những ứng cử viên quán quân là U23 Iraq và U23 Qatar và chỉ chịu thua U23 Uzbekistan 1-2 ở đúng phút hiệp phụ 120 trong trận chung kết. Một đội từng bị xem là yếu của châu Á như Việt Nam có thể có tiến bộ nhanh như vậy? Thực tế từ thành tích của đội tuyển trẻ Việt Nam ở giải đấu này và vài năm gần đây, cùng với đó là sự phát triển của bóng đá Việt Nam không phải ngẫu nhiên, thậm chí có thể nói là sự tất nhiên.

img

Duy Mạnh - Một trong những trụ cột của U23 Việt Nam tại VCK U23 châu Á 2018 mới chỉ 21 tuổi.

Trước hết nói về thể hiện của U23 Việt Nam ở giải lần này. Dưới sự dẫn dắt của HLV trưởng người Hàn Quốc, U23 Việt Nam chủ yếu chơi phòng ngự phản công nhưng các đặc điểm kỹ thuật tốt, tốc độ nhanh của cá nhân cầu thủ không mất đi. Cả đội bóng bất luận là kỹ thuật cá nhân hay phối hợp tập thể đều rất tốt. Lấy Nguyễn Quang Hải làm cầu thủ trẻ đại diện thì thấy rằng khả năng nắm bắt cơ hội là bất phàm. Đây là lý do chính để họ có thể ghi bàn trước trong những trận gặp U23 Hàn Quốc, U23 Australia, U23 Iraq, U23 Qatar và U23 Uzbekistan.

Một khía cạnh khác, đại khái nguyên nhân từ HLV người Hàn và tinh thần chiến đấu ngoan cường bền bỉ của đội bóng. Chẳng hạn trận gặp Uzbekistan Iraq, đối thủ vừa mới đá vào một quả, họ có thể liên tiếp phản đòn hai chiêu. Đối với trận gặp Uzbekistan Qatar, ở phút 87 bị thủng lưới, họ chỉ trong 2 phút đã gỡ hòa được. Rồi khi đá với U23 Uzbekistan trong trời mưa tuyết, họ cũng không hề nao núng. Chỗ này cho thấy sự ngoan cường của đội bóng, đồng thời cũng có thể thấy tâm thái rất tốt của đội.

Không giống như U23 Trung Quốc, khi đối mặt với những quyết định phạt liên tiếp và các quyết định “kình địch” của trọng tài, đội U23 Việt Nam vẫn tập trung vào trận đấu. Họ không vì thành tích “lịch sử” là nhì bảng mà say xưa, cũng không vì bị dẫn bàn trước hay các nguyên nhân khác mà mất tinh thần hoặc nóng vội trên sân đấu. Sự trưởng thành như vậy là một “pháp bảo” nữa của đội bóng này.

Xét tổng thể, tuy đội U23 Việt Nam không thể nói là thực lực mạnh hơn U23 Qatar, U23 Iraq nhưng trong các trận đấu với những đội kia họ đã có thành tích, điều đó tuyệt đối không phải là “mèo mù bắt được chuột” mà là logic trong sự trưởng thành của bóng đá Việt Nam.

Thực tế mấy năm nay đội trẻ Việt Nam cơ bản không phải lần đầu “thành ngôi sao”, trong giải U19 châu Á 2 năm trước, họ đã vào tới bán kết, lần đầu tiên trong lịch sử tiến vào giải vô địch trẻ thế giới. Trong khi đó đội U19 Trung Quốc năm đó sớm bị loại từ vòng bảng. Còn 4 năm về trước, Vi Thế Hào, Đường Thi, Cao Chuẩn Dực, Chu Dục Thần vẫn còn nhớ, đội U19 Trung Quốc của họ và đội U19 Việt Nam ở cùng một bảng. Trong trận gặp Việt Nam, nhờ bàn thắng ghi vào phút 87 của trận đấu, Trung Quốc mới gỡ hòa 1-1 để trở thành nhì bảng. Việt Nam tuy không lên được đầu bảng nhưng xét riêng trong trận đấu đó, U19 Trung Quốc bất kể là về kết quả thi đấu hay quá trình thi đấu đều đạt được không dễ dàng.

Nếu muốn hỏi vì sao đội trẻ Việt Nam lại “đột phi mãnh tiến” như vậy thì đáp án đơn giản là nhờ huấn luyện thế hệ trẻ.

Ngoài huấn luyện thế hệ trẻ, còn có chính sách gì để có hiệu quả?

Trong 10 năm qua, bóng đá Việt Nam rất chú trọng huấn luyện lớp trẻ và đã đầu tư vào bóng đá trẻ trước nay chưa từng có. Ngoài học viện bóng đá hợp tác với Arsenal, còn có cơ cấu huấn luyện bóng đá trẻ PVF (Quỹ Đầu tư và Phát triển tài năng bóng đá Việt Nam), cùng với các điểm huấn luyện bóng đá trẻ trên khắp cả nước, tạo thành hệ thống kiến thiết các thế đội bóng đá, đều vì mục đích chắp cánh tài năng bóng đá.

Mười năm mài một thanh kiếm, bóng đá Việt Nam đã bắt đầu được nếm “vị ngọt” của quá trình đào tạo bóng đá trẻ. Nguyễn Quang Hải, người đã ghi 5 bàn tại giải này, chỉ mới là một tiểu tướng sinh năm 1997, nhưng anh không chỉ là một mũi nhọn chủ lực của đội U23 Việt Nam mà thậm chí từng vào đội tuyển quốc gia Việt Nam. Chuyện “nhảy cấp” như thế này ở Việt Nam cũng không phải chỉ duy nhất có Quang Hải.

Đương nhiên, giành ngôi á quân giải U23 châu Á cũng không có nghĩa là Việt Nam từ đây trở thành đội bóng hàng đầu châu Á, nhưng trong khi người khác đều đang tiến bộ và nỗ lực, bóng đá Trung Quốc nên biết đạo lý không tiến tất thoái. Tự tin mù quáng và bảo hộ quá mức không thể cứu bóng đá Trung Quốc. Đào tạo trẻ! đào tạo trẻ! đào tạo trẻ! Điều trọng yếu nói 300 lần cũng không quá, nhưng nói hay cũng vô dụng, quan trọng là thực hiện.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem