Còn nhớ, trước khi World Cup 2014 diễn ra ở Brazil một năm, người dân nước này đã biểu tình phản đối sự kiện này. Ðiều đó cho thấy, dù là sắc dân nổi tiếng “ăn bóng đá, ngủ bóng đá” nhưng khi miếng cơm manh áo bị ảnh hưởng bởi gánh nặng của việc tổ chức sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh, thì bóng đá cũng không là gì hết!
Phối cảnh các công trình phục vụ Olympic 2016 và...
. ... thực tế thì nhiều công trình có tiến độ rất chậm chạp. I.T
Bây giờ Brazil được tổ chức Olympic, mà lại là quốc gia đầu tiên tổ chức ở Nam Mỹ thì vinh dự thật. Nhưng người dân Brazil lại đang nghĩ khác… Bởi họ đã thấy rằng các sự kiện thể thao lớn gần đây như World Cup hay Olympic đều là những “quả đắng” cho các nước tổ chức, như Brazil của họ, hay Hy Lạp, Nam Phi, Trung Quốc, Nga…
Năm 2009, khi Brazil giành quyền đăng cai Olympic 2016, toàn bộ gần 200 triệu dân Brazil vui sướng. Vì đây là cơ hội lớn nâng tầm thương hiệu quốc gia. Vì lúc đó Brazil là một trong số những nền kinh tế mới nổi, dân chúng tiêu xài nhiều và nhu cầu về phát triển cơ sở hạ tầng lớn, có sự kiện tổ chức tạo ra thêm nhiều cơ hội việc làm thì còn gì bằng…
Lúc đó, chẳng ai ngờ được tình hình của 7 năm sau, khi sự kiện bắt đầu. Kinh tế Brazil đang rớt thê thảm vì tốc độ tăng trưởng chậm lại, giá dầu mỏ xuống, tệ tham nhũng tăng lên. Ðồng real của Brazil hiện đã tăng 70% so với đồng đô-la chỉ sau có 12 tháng, tỷ lệ lạm phát luôn ở mức trên 10%. Ðã thế, hàng loạt bê bối ở hãng dầu mỏ nhà nước Petrobras – viên ngọc của nền kinh tế Brazil – được phanh phui hồi đầu năm 2015 đang làm rúng động toàn bộ nền kinh tế chính trị đất nước Nam Mỹ này.
Ðể chuẩn bị Olympic 2016, Brazil chi ra 10,2 tỷ USD để xây mới và sửa chữa 31 địa điểm thi đấu và hạ tầng. Vì tài chính khó khăn và quản lý yếu kém mà tiến độ xây dựng các công trình rất chậm. Một năm trước khi Olympic 2012 tổ chức, London hoàn tất 80% công trình. Một năm trước khi khai mạc Olympic 2016 vào ngày 5.8.2016, mới chỉ có 10% khối lượng chuẩn bị của Rio de Janeiro được hoàn thành.
Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) John Coates thường đi kiểm tra công tác chuẩn bị ở Brazil, đã phàn nàn về việc chuẩn bị chậm chạp nhất kể từ kỳ Olympic 2004 ở Athens. Công tác chuẩn bị tiếp tục bị ảnh hưởng khi một số nhà thầu lớn dính líu đến bê bối tham nhũng ở Petrobras.
Sau Olympic 2016, thành phố Rio de Janeiro chắc chắn rơi vào “thảm họa voi trắng” – là cụm từ chỉ một vật sở hữu có trị giá lớn nhưng giá trị sử dụng nhỏ, là gánh nặng mà chủ sở hữu chẳng thể vứt bỏ được – như World Cup 2014. Nhiều hạ tầng và sân bóng xây dựng cho World Cup 2014 nay bỏ trống, không dùng đến. Có sân bóng thậm chí được trưng dụng làm… nhà tù.
Làng Olympic với 31 tòa nhà, bể bơi, vườn nhiệt đới sẽ được bán cho dân sau Olympic, nhưng dân đâu còn sức mua (?!). Bộ Lao động Brazil tính rằng năm 2015, thành phố Rio mất 48.500 việc làm, cao thứ 2 ở Brazil.
|
Trước khi Rio de Janeiro tổ chức Ðại hội thể thao liên Mỹ 2007, chỉ sau vài giờ mở bán, các đại lý bất động sản bán được 1.480 căn hộ được xây mới cho các vận động viên ở khu Vila do Pan (sau giải đấu, các hộ dân dọn vào ở). Lúc đó, giá thuê văn phòng ở Rio còn vượt qua New York (Mỹ), trở thành thành phố đắt nhất châu Mỹ. Nhưng với Rio bây giờ, không còn viễn cảnh ấy. Làng Olympic với 31 tòa nhà, bể bơi, vườn nhiệt đới sẽ được bán cho dân sau Olympic, nhưng dân đâu còn sức mua (?!). Bộ Lao động Brazil tính rằng năm 2015, thành phố Rio mất 48.500 việc làm, cao thứ 2 ở Brazil.
Giá bất động sản ở Rio sau 1 năm giảm 12%, cộng lạm phát 10% nữa là giảm 22%. Lại thêm việc đồng tiền real của Brazil mất giá nên bây giờ tính ra đô-la Mỹ, giá nhà chỉ còn một nửa so với năm ngoái. Các công ty thi nhau giảm giá nhà, miễn phí bảo trì trong nhiều năm, tặng chuyến du lịch đến Mỹ… nhưng dân chúng cũng không mặn mà. Dự án bất động sản ở khu Ilha Pura thuê nữ diễn viên nổi tiếng Fernanda Montenegro làm đại sứ, sau 1 năm chỉ bán được 230 trong tổng số 3.604 căn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.