Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nhiều nông dân ở Đăk Lăk đã khẳng định như vậy khi nói về vốn phát triển sản xuất, bởi từ nhiều năm nay, nhờ nguồn vốn vay của Ngân hàng Agribank chi nhánh Đăk Lăk mà hàng ngàn hộ nông dân trên điạ bàn đã thay đổi cách làm ăn, tập trung đầu tư phát triển vườn cây, cải tạo con giống để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Người dân đến giao dịch với Ngân hàng CSXH chi nhánh xã Ea Nam (huyện Ea H’leo, Đăk Lăk). Ảnh: I.T
Phấn khởi vì vụ cà phê vừa qua bội thu, ông Bùi Thanh Tùng thôn Tân Lợi 2, xã Ea Uy, huyện K’rông Păk chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi khó khăn lắm, thiếu vốn đầu tư nên cứ thiếu trước hụt sau, thậm chí phải đi vay nóng để trang trải. Nhưng 5 năm gần đây, tôi đã mạnh dạn lên Agribank K’rông Păk vay vốn. Cùng với vốn liếng tích lũy được, gia đình tôi đã đầu tư mở rộng vườn cà phê, trồng tiêu, nuôi bò thịt và làm dịch vụ vận chuyển. Nhờ đó, kinh tế gia đình có bước phát triển đáng kể”. Hiện mỗi năm gia đình ông Tùng thu lãi 300 - 400 triệu đồng. “Nếu không có vốn thì có tài giỏi mấy cũng không làm được gì” - ông Tùng khẳng định.
Từ đồng vốn vay ngân hàng, nhiều địa phương ở Đăk Lăk đã phát triển đáng kể trong việc nâng cao chất lượng, giá trị sản xuất nông nghiệp. Chủ tịch UBND xã Hòa Khánh (TP.Buôn Ma Thuột) cho biết, tất cả các hộ dân vay vốn trên địa bàn đều sử dụng hiệu quả. Theo đó, Agribank đã kịp thời hỗ trợ người dân trong việc tiếp cận vốn để phát triển sản xuất, giảm thiểu tình trạng dân phải tìm đến các dịch vụ tín dụng đen, tránh được tình trạng bán cà phê non như những năm trước.
Theo ông Trần Đình Chánh - Giám đốc Agribank Đăk Lăk, những năm qua tín dụng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tăng mạnh, với dư nợ đạt 9.469 tỷ đồng. Những năm tới, Agribank Đăk Lăk xác định tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, đảm bảo nguồn lực tài chính để cung ứng vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn; bám sát các chương trình phát triển kinh tế của địa phương, nhất là các chương trình liên quan đến nông nghiệp, nông thôn để đầu tư vốn; triển khai cho vay theo mô hình liên kết, theo chuỗi giá trị, cung cấp dịch vụ thanh toán trong nông nghiệp, đặc biệt là với hàng hóa nông sản có giá trị xuất khẩu cao như cà phê, hồ tiêu, hạt điều...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.