Thủ tướng kêu gọi đoàn kết, đề nghị ngành ngân hàng hạ lãi suất lúc doanh nghiệp, người dân khó khăn

An Linh Thứ bảy, ngày 17/12/2022 19:33 PM (GMT+7)
Thủ tướng kêu gọi tinh thần đoàn kết để đưa đất nước vượt qua khó khăn. Người đứng đầu Chính phủ kêu gọi ngành ngân hàng giảm lãi suất trong lúc doanh nghiệp khó khăn.
Bình luận 0

Đây là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi kết luận tại phiên toàn thể cấp cao Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 với chủ đề "Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức" diễn ra chiều nay (17/12) tại Hà Nội.

Thủ tướng cho biết, sau khi lắng nghe ý kiến của rất nhiều chuyên gia, ông thu hoạch được rất nhiều điều, nhiều vấn đề rất hay, rất đúng, rất trúng.

Thủ tướng: Đưa ra 5 giải pháp, tron - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2022 (Ảnh BTC).

"Ở đây có cả doanh nghiệp, nhà tư vấn, nhà ngoại giao, nhà quản lý… tôi hy vọng, chúng ta cùng nhau làm. Các vấn đề quý vị đưa ra rất đúng và trúng rồi, còn bây giờ là làm thế nào? Trước hết tôi đề nghị tất cả đều phải vào cuộc. Các khó khăn phức tạp thì càng phải đoàn kết, thống nhất, càng chung tay quyết tâm đồng lòng", Thủ tướng kêu gọi.

Theo Thủ tướng trong lúc càng khó khăn thì càng phải quyết tâm đồng lòng. Đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế bây giờ rất là cần thiết.

"Tôi muốn chúng ta đồng lòng, quyết tâm, đoàn kết với tinh thần hài hoà lợi ích người dân, doanh nghiệp, nhà nước. Đoàn kết thống nhất trên nguyên tắc tắc hài hoà lợi ích của các bên, rủi ro khó khăn thì chia sẻ", Thủ tướng nêu.

Thủ tướng: Đưa ra 5 giải pháp, tron - Ảnh 2.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh đến việc xây dựng nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền trong điều hành kinh tế trên cơ sở tôn trọng quy luật kinh tế thị trường, cung cầu, cạnh tranh. Nhưng khi cần thì cần có định hướng, giám sát, chứ không buông lỏng, muốn làm gì thì làm.

Thủ tướng yêu cầu lấy con người làm trung tâm, làm động lực phát triển. Phát huy tối đa nhân tố con người trong phát triển, bản chất người Việt Nam là năng lực, trí tuệ, thông minh sáng tạo, lắng nghe cầu thị. Chúng ta phải nói thẳng nói thật, rất chân thành, khách quan.

Vấn đề xuyên suốt được Thủ tướng nêu ra là không hy sinh công bằng tiến bộ xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng; không chạy theo tăng trưởng đơn thuần.

Thủ tướng: Đưa ra 5 giải pháp, tron - Ảnh 3.

"Chúng ta tiến hành 3 đột phá chiến lược: Thể chế, hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực. Chúng ta cũng tính tới đột phá về đổi mới sáng tạo mà thấy rằng bàn đi bàn lại chỗ nào cũng cần vấn đề này cả", Thủ tướng nói.

Người đứng đầu Chính phủ nêu: Quy mô nền kinh tế tăng trưởng 8%, đây là thành công rất lớn, an sinh xã hội được đảm bảo, hạ tầng kinh tế xã hội, giáo dục đều phát triển, được đảm bảo.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói "Chưa bao giờ Việt Nam có cơ đồ, vị thế và uy tín như ngày nay". Các bạn quốc tế cảm nhận rõ hơn khi đến Việt Nam. Kể chuyện vui có những người đến 3 lần thấy toàn đi xe đạp, toàn đi xe máy, toàn đi ô tô. Để cho thấy đường lối của chúng ta là đúng đắn.

Năm 2022, đến giờ này kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Bao gồm tăng trưởng, lạm phát, việc làm. Các cân đối lớn đảm bảo. Thu đủ chi, bội thu, đều có số liệu cả. Xuất nhập khẩu đến nay hơn 700 tỷ USD, lớn nhất từ trước đến nay, có xuất siêu.

"Làm không những đủ ăn còn xuất khẩu nông sản nữa, xuất khẩu nông sản rất tốt, góp phần đảm bảo an ninh lương thực thế giới", Thủ tướng vui mừng kể.

Thủ tướng: Đưa ra 5 giải pháp, tron - Ảnh 4.

Năng lượng đủ sản xuất tiêu dùng kinh doanh, quan trọng là với giá vừa phải, người dân chịu được. Thị trường lao động đứt gãy vì Covid-19, nhưng đến nay cơ bản được khắc phục. Còn vừa qua đứt gãy chuỗi cung ứng, thị trường lớn như là EU, Mỹ… bị thu hẹp nguồn cầu. Thu hẹp thì dư lao động là đương nhiên, vấn đề chúng ta ứng xử với nó như thế nào.

"Nói tóm lại là chúng ta đang có nền kinh tế phát triển, đúng hướng có hiệu quả trong điều kinh tế khó khăn. Trong điều kiện đất nước đang phát triển, quy mô nền kinh tế khiêm tốn, sức chống chịu có hạn, độ mở lớn 200% GDP. Nhưng chúng ta vẫn làm được như thế. Đây là một điểm sáng. Chúng ta phải phát huy. Vì sao? vì có sự lãnh đạo của Đảng, có sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, có sự ủng hộ người dân doanh nghiệp, có sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế", ông nói.

Thủ tướng: Đưa ra 5 giải pháp, tron - Ảnh 5.

"Vừa đi hội nghị 36 nước, người ta nhắc đến Việt Nam rất nhiều. Chúng ta cũng không bôi hồng, không tô đen. Ai bảo số liệu không đúng có thể đến Tổng cục Thống kê đối thoại. Việt Nam là đất nước ổn định chính trị, trật tự xã hội, chủ quyền độc lập được đảm bảo", Thủ tướng nói.

Thứ 4, đối ngoại của chúng ta cũng được tăng cường và củng cố, uy tín ngày càng cao. Tôi gặp gỡ đa phương bạn bè quốc tế rất tôn trọng Việt Nam. Việt Nam là bạn bè là đối tác tin cậy với tất cả các nước.


Thủ tướng: Đưa ra 5 giải pháp, tron - Ảnh 6.

Tuy nhiên, như chúng ta cũng nói, quy mô nền kinh tế nhỏ, sức chống chịu, biến động nhỏ bên ngoài cũng tác động lớn tới vấn đề bên trong. Chúng ta có thời cơ, cơ hội, nhưng cũng có thách thức đan xen. Chúng ta sẵn sàng nhận diện nó, ứng phó với nó, đối xử với nó phù hợp và hiệu quả. Cuộc sống lúc nào cũng có khó khăn. Không có một đất nước nào là chỉ có thuận lợi mà không có khó khăn, quan trọng là chúng ta ứng xử làm sao cho hiệu quả.

Nói tóm lại chúng ta dễ dàng đối mặt với những rủi ro thách thức. Không có giải pháp hoàn hảo, không có lựa chọn nào trọn vẹn mà chỉ có giải pháp tốt nhất, ưu tiên thôi.

Thủ tướng: Đưa ra 5 giải pháp, tron - Ảnh 7.

Chúng ta thấy khó khăn của chúng ta là gì? Từ sáng nhiều đại biểu bàn rồi. Một là chứng khoán dao động, lên xuống, phục hồi nhưng chưa bền vững. Trái phiếu doanh nghiệp rủi ro, cung ứng tiền có vấn đề, thị trường bất động sản bị ách tắc, vấn đề xăng dầu, thuốc, trang thiết bị y tế...

Chúng ta thấy đó cũng là sự vận động, sự phát triển thôi. Và chúng ta phải xử lý nó cho nó phát triển. Những vấn đề này xuất hiện do nền kinh tế có những yếu kém, nhưng khó khăn cùng một lúc thì nó bộc lộ rõ hơn. Các vấn đề chứng khoán, trái phiếu, ngân hàng không phải bây giờ mới có. Trong khó khăn nay bộc lộ rõ hơn. Ứng xử thế nào cho phù hợp.

Thủ tướng: Đưa ra 5 giải pháp, tron - Ảnh 8.

Nguyên nhân có thể thấy thứ nhất là do quản lý yếu kém, thanh tra kiểm tra chưa đến nơi đến chốn, lúc mới bệnh thì không xử lý. Rồi dần dần nó lan ra, nó trở thành ung thư thì mới xử lý thì nó nên mất nhiều thời gian hơn, công sức hơn, mất nhiều nguồn lực hơn, nhưng không xử lý cũng không được. Nhưng khi đã xử lý thì không có tối ưu cả, chỉ chọn phương án nào tốt nhất trong các phương án có thể thôi.

Như vừa rồi thị trường chứng khoán, cứ thổi nó lên thì phải xử lý, xử lý cho lành mạnh. Ngân hàng sở hữu chéo, rồi yếu kém nhiều năm thì cũng phải xử lý. Bất động sản cũng thế, anh chỉ tập trung vào phân khúc cho người giàu, nhưng không để ý đến phân khúc khác cho người thu nhập thấp.

"Khi đã bị bệnh rồi thì phải chữa, mất thời gian, mất công sức, chờ nó hồi phục, ngấm thuốc. Làm sao đảm bảo được lợi ích chính đáng của các đối tượng liên quan. Khi đã phải xử lý rồi thì phải chịu đau, chịu mất mát", Thủ tướng nói.

Thị trường xăng dầu cũng thế, do chúng ta quản lý có lúc nọ lúc kia, không dự báo được tình hình. Xây dựng chính sách lúc bình thường, nhưng khi thị trường dị biệt mà không xử lí kịp thời sẽ nảy sinh vấn đề.

Thủ tướng: Đưa ra 5 giải pháp, tron - Ảnh 9.

Bộc lộ những yếu kém, nhưng chúng ta vẫn phải bình tĩnh, đưa ra các giải pháp hiệu quả. Những gì không đúng bản chất, không hoảng hốt, chúng ta phải xử lý để lành mạnh hoá thị trường. Các thị trường phải hài hoà lợi ích người dân, doanh nghiệp, khó khăn thì chia sẻ. 

Các Bộ ngành phải phản ứng chính sách kịp thời hiệu quả hơn, phù hợp với tình hình, phải cơ cấu lại như bất động sản: Cơ cấu lại phân khúc, giá, các sản phẩm; đừng chỉ xây dựng phân khúc cho người giàu.

"Đất nước giàu có, người dân giàu có thì ngân hàng mới phát triển được. Tại sao ngân hàng không chia sẻ? Tại sao ngân hàng không làm tốt nhiệm vụ tiền gửi, tiền cho vay mà lại mang tiền đi đầu tư bất động sản, đầu tư cái này, cái khác. Lúc doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế khó khăn thì ngân hàng cũng phải chia sẻ!?

Thủ tướng: Đưa ra 5 giải pháp, tron - Ảnh 10.

Thủ tướng nhấn mạnh: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng vậy, lúc bình thường thì thoả thuận 15-16%, nhưng giờ khó khăn thì phải hạ lãi suất, ngồi lại với nhau. Vừa rồi chúng ta thành lập 3 tổ công tác, nhưng nhà nước phải có can thiệp. Nhà nước tôn trọng quy luật cung cầu nhưng cũng cần can thiệp để thị trường trái phiếu trở lại bình thường nhưng doanh nghiệp cũng phải tự điều chỉnh lại.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem