Bạo hành trẻ em và những "dư chấn" đau lòng

Hoàng Linh Thứ sáu, ngày 07/10/2016 06:20 AM (GMT+7)
Câu chuyện bạo hành trẻ em chỉ được giải quyết khi trở thành vụ án hình sự, đó là tình huống trẻ em bị thương thật hoặc tử vong. Mục đích trừng phạt là chính vì khi ba mẹ đi tù sang chấn tâm lý và tương lại trẻ em càng mờ mịt.
Bình luận 0

Trang Journalstar đưa tin, 10 năm trước, tại Mỹ một cô gái trên mạng có nick name là FA, vì mẹ tái hôn, cô bị cha dượng ngược đãi mỗi ngày, cuộc sống như trong giấc mộng khủng bố. Sau khi biết rõ sự việc, mẹ cô  quyết định ly hôn với cha dượng, đưa ông vào tù.

Trước khi mở phiên tòa, hai mẹ con thường xuyên bị quấy rối, trong lúc bất lực, mẹ cô đã liên lạc với một tổ chức Bikers Against Child Abuse (viết tắt là BACA) - một tổ chức tay đua chống ngược đãi trẻ em, bắt nguồn từ nước Mỹ, thành lập vì mục đích trợ giúp những trẻ em bị ngược đãi hoặc xâm phạm tình dục thoát khỏi bóng đen bạo lực, thành viên gồm có cả nam lẫn nữ.

img

Một bé gái ở Bình Dương bị cha mẹ ruột hành hạ dã man. Ảnh Dân Trí

Sau khi nhận được tin tức của mẹ cô, những người vạm vỡ cưỡi xe Halley đến nhà của FA, đưa đón cô lên lớp, không kể ngày đêm bảo vệ hai mẹ con an toàn, có khi còn chơi đùa cùng với cô.

Cho đến nay, BACA đã phát triển đến quy mô khá lớn ở rất nhiều quốc gia, những đứa trẻ sống trong gia đình có bao lực khi nghe thấy tiếng động cơ “ầm ầm” là biết sẽ gặp những thiên sứ mà Thượng đế phái đến.

BACA đã làm thay đổi cuộc sống của FA, cô không bị ám ảnh bởi quá khứ đáng sợ. Hiện tại FA đã tốt nghiệp đại học và đã tìm được công việc. Hơn nữa cô còn gia nhập BACA và trở thành một thành viên tích cực. Cô sẽ đi giúp đỡ những trẻ em có cảnh ngộ giống mình trước đây.

Các thành của BACA còn gọi nhau là kiến vì họ như những con kiến chăm chỉ, truy xuất từng dòng chia sẻ trên mạng xã hội để tìm ra những lời kêu cứu của trẻ, dù đó chỉ là lời thì thầm, và tiếng gầm gừ của pô xe phân khối lớn đầy ngang ngược đã trở thành âm thanh kiêu hãnh của những hiệp sĩ giải cứu.

Tất nhiên vấn nạn bạo hành trẻ em ở khắp mọi nơi, Việt Nam cũng vậy nhưng cách mà ta phát hiện ra nó thì quá đau lòng:khi hậu quả đã xảy ra.

Khoảng 12giờ ngày 19.9.2016, cháu Bùi Quang Huy (học sinh trường THCS Âu Lâu, TP Yên Bái) tan học thì bị một nhóm người đón đường và đánh. Những người này đánh cháu bé bằng tuýp cao su, sau đó bắt cháu bé quỳ xuống  chắp tay xin tha, cố tình làm nhục cháu bé trước bạn bè và cô giáo.Cháu Huy sau đó bị thương nặng và hoảng loạn về tâm lý, gia đình đã đưa cháu vào viện 103 Yên Bái để kiểm tra, bệnh viện xác định cháu bị thương nặng nên yêu cầu gia đình cho cháu nằm viện để điều trị một tuần.

Sau khi điều trị tại bệnh viện về nhà tâm lý cháu vẫn hoang mang và lo sợ, cháu lên mạng thì xem được video mình bị đánh, cháu nói với bố mẹ rằng cháu cảm thấy sợ, gia đình đã động viên, tưởng rằng tâm lý cháu đã ổn, nhưng nào ngờ.....

Trong lúc bố mẹ cháu đi làm, hàng xóm ở nhà có nhìn thấy cháu khóc một mình. Và bi kịch đã đến, trưa ngày 25.9.2016 cháu đã treo cổ tự tử để lại niềm đau đớn cho bố mẹ, người thân và bạn bè. Bố mẹ của học sinh này đã thông qua một trang mạng xã hội để báo động tình hình bạo hành trong học sinh cũng như đề nghị cơ quan chức năng làm rõ việc Bùi Quang Huy tự tử có liên quan đến vụ cháu bị hành hung trước đó không?

Đây cũng là công thức thường thấy của các vụ bạo hành,gia đình, nhà trường và xã hội chỉ biết sự việc khi hậu quả đã xảy ra mà gần đây nhất là các clip bạo hành học sinh, bạo hành trẻ em …liên tiếp được tung lên mạng tuần nào cũng có clip mới với tính bạo lực ngày càng tăng.

Nạn nhân trẻ em vừa bị bạo hành lại thêm dư chấn khủng khiếp bởi dư luận dễ sinh ra trầm cảm hoặc có những quyết định đau lòng như nghi vấn trên.

Luật sư Thạch Thảo nói: “Chúng ta thường hay chia sẻ các clip trên mạng xã hội. Trong đó, có nhiều clip bạo lực học đường của các em học sinh. Tôi cho rằng, ngoài những mục đích tích cực là phản ánh một vấn đề trong xã hội là tình trạng các em học sinh bây giờ lưu manh và có thiên hướng bạo lực, côn đồ quá. Nhưng bên cạnh đó, những clip trên lại là công cụ, phương tiện cho các đối tượng khác bắt chước, học hỏi để thể hiện bản thân mình. Đó là mặt tiêu cực.

Không chỉ bạo lực học đường, tình trạng bạo lực, bạo hành trẻ em còn xảy ra khá nhiều trong gia đình và điều này càng khó phát hiện vì nạn nhân bị lệ thuộc nuôi dưỡng, lệ thuộc tinh thần hoặc thiếu hiểu biết…nên không dám lên tiếng.

Câu chuyện bạo hành trẻ em chỉ được giải quyết khi trở thành vụ án hình sự, đó là tình huống trẻ em bị thương thật hoặc tử vong. Mục đích trừng phạt là chính vì khi ba mẹ đi tù sang chấn tâm lý và tương lại trẻ em càng mờ mịt.

Có vẻ như chúng ta thiếu một cơ chế nào đó, những con người nào đó để kịp thời lắng nghe những lời thì thầm kêu cứu của trẻ em.

Thay vào đó chúng ta hăng say bình luận mỗi khi một clip bạo hành được tung lên mạng, sau đó thì đâu cũng vào đấy, bạo hành trẻ em tiếp tục tăng, clip tung lên ngày càng bạo lực và “hấp dẫn” hơn.

Rồi một nơi xa xôi nào đó chúng ta không biết, có những em bé chưa hết tuổi thiếu niên tự tìm đến cái chết để kết liễu đời mình vì chính những clip đó.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem