Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu lên 2-5 năm

Minh Nguyệt Thứ sáu, ngày 28/10/2016 12:29 PM (GMT+7)
Tăng tuổi nghỉ hưu để ứng phó với thiếu hụt lao động khi dân số già; “cứu” Quỹ Bảo hiểm xã hội khỏi “chi nhiều hơn thu”…
Bình luận 0

Theo đó, phương án tăng tuổi nghỉ hưu dự kiến được Bộ LĐTBXH gửi Chính phủ để trình Quốc hội sẽ là: Nam từ 60 lên 62 tuổi; nữ từ 55 lên 58 tuổi hoặc 60 tuổi.

Tại Tọa đàm trực tuyến “Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu” của Cổng thông tin điện tử Chính phủ, ngày 28.10, ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH nêu lên 5 nguyên nhân bắt buộc phải tăng tuổi nghỉ hưu. Thứ nhất quá trình Việt Nam đang bước vào quá trình dân hóa kép, tức là VN đang trong độ tuổi dân số vàng, nhưng sắp phải đối mặt với thời kỳ dân số già. Vì thế tăng tuổi nghỉ hưu có thể giúp ứng phó tốt hơn với quá trình này. Vấn đề thứ hai là chúng ta cần phải tận dụng cả lao động trẻ, lẫn lao động già

Thứ 3 chúng ta cần tính đến sự bền vững của quỹ BHXH. Hôm nay, nhưng chúng ta phải tính đến chính sách cho tương lai. Qua 3 lần khảo sát thì thấy quỹ BHXH đang mất cân đối, vì vậy việc điều chỉnh chỉnh sách là cần thiết. Thứ 4, cũng cần phải tính đến vấn đề đảm bảo bình đẳng giới mà chúng ta đã phê duyệt, vì vậy cần nâng tuổi nữ lên ngang bằng, hoặc gần bằng nam. Thứ 5, trong bối cảnh hội nhập, vấn đề nâng tuổi nghỉ hưu là vấn có tính toàn cầu… vì thế Việt Nam không thể tách riêng bối cảnh ấy.

“Quan điểm chung của Bộ LĐTBXH là điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của cả nam và nữ. Thứ hai là giữ nguyên tuổi nghỉ hưu với những lao động đang làm các ngành độc hại, lao động suy giảm sức khỏe lao động, lao động ở vùng sâu vùng xa, hải đảo, lao động chuyên gia và các đối tượng quản lý lãnh đạo chủ chốt. Thứ ba là việc điều chỉnh sẽ được thực hiện từng bước, với từng ngành nghề”, ông Huân nói.

img

Tăng tuổi nghỉ hưu sẽ tận dụng được lao động chất lượng cao cho xã hội (Minh Nguyệt)

Mặc dù đồng tình với những ý kiến mà ông Huân trình bày, nhưng ông Bùi Sỹ Lợi - Phó chủ nhiệm uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng Bộ LĐTBXH cũng cần có bản đánh giá tác động kinh tế xã hội cụ thể nếu tính tăng lương. “Cụ thể cần phải căn cứ vào sức khỏe của lao động ở Việt Nam, trong bối cảnh tuổi thọ của Việt Nam và thế giới. Thứ hai, chúng ta phải căn cứ vào sự phát triển kinh tế xã hội, thứ 3 là tính đến cung lao động và cầu sử dụng lao động”, ông Lợi nhấn mạnh.

Ngoài ra ông Lợi cũng cho rằng việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là cần thiết để không lãng phí nguồn lao động chất lượng cao. Nhưng cần tính toán cụ thể: Bao giờ điều chỉnh?Điều chỉnh đối tượng nào trước, đối tượng nào sau?, Điều chỉnh bao nhiêu thì hợp lý?...

“Tôi ủng hộ việc tăng tuổi nghỉ hưu, nhưng tăng thế nào để vẫn có thể sử dụng tốt lực lượng lao động trẻ, sung sức có kỹ thuật mà chúng ta đang rất cần. Mặc dù vậy, tôi vẫn khá là băn khoăn bởi 6 tháng đầu năm vẫn còn 191.000 sinh viên ra trường chưa có việc làm, thiếu việc làm. Đây không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội”, ông Lợi nói.

Trước đó, Bộ LĐTBXH cũng từng 2 lần đề xuất năng tuổi nghỉ hưu. Lần 1 là năm 2012 khi trình Quốc hội sửa đổi Luật Lao động và lần hai là năm 2014 khi sửa luật BHXH. Tuy nhiên, cả hai lần Quốc hội đều bác ý kiến này.

                                                                        

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem