Chùa An Phú nằm ngay mặt tiền đường Chánh Hưng (quận 8, TP.HCM), được thành lập từ năm 1847. Trải qua thời gian, ngôi chùa xuống cấp và được hòa thượng Thích Từ Bạch thiết kế xây dựng lại vào năm 1961 với ý tưởng gắn những miếng sành sứ vỡ để trang trí.
Chùa có hai khu vực gồm khu thờ phụng nằm dọc theo đường Chánh Hưng và khu vực giảng đường, khách đường nằm dọc sau chùa.
Chùa An Phú nổi tiếng là một công trình kiến trúc mang tính dân gian. Hầu như toàn bộ ngôi chùa đều được ốp bằng những miếng sành với đề tài chính là về Nhà Phật.
Tường, trụ cột, cửa sổ... trong chùa đều được trang trí bằng các miếng sành vỡ. Các nghệ nhân đã cắt dán những miếng sành phế liệu, tạo nên tác phẩm độc đáo.
Theo nhà chùa, ngôi chùa được gắn những miếng sành mang màu sắc xanh, đỏ, trắng, vàng… tựa như trong cuộc đời có lúc mặn, nhạt, chua, cay…
Theo thống kê của chùa, từ năm 1961 đến năm 2004, chùa đã sử dụng hơn 30 tấn sành sứ phế liệu các loại với khoảng 20.000 ngày công lao động để gắn sành trên diện tích 3.886m2.
Năm 2007, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục chùa An Phú là ngôi chùa được tạo tác bằng miếng sành nhiều nhất Việt Nam.
Tại chùa còn có cặp nến chạm rồng cao 3,83m, nặng 2,1 tấn. Cặp nến này đã được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục “cặp nến cao và nặng nhất Việt Nam” vào năm 2006.
Ngôi nhà được quây bởi hàng nghìn bao tải đất, cát, rộng gần 100m2, nằm sâu dưới mặt đất, như một căn hầm ở bãi...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.