Tương quan sức mạnh quân sự Nga-Ukraine

Toàn cảnh 2 năm xung đột Nga-Ukraine và dự báo 'nóng' về chiến sự năm 2024- Ảnh 1.

Nga có sức mạnh quân sự vượt trội hơn Ukraine - cả trên bộ, trên không và trên biển. Ảnh Sky News

Theo Chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu 2023, Nga vẫn giữ được vị trí là quân đội mạnh "thứ hai trên thế giới" bất chấp cuộc chiến ở Ukraine gây tổn hại đáng kể cho nhân lực và kho vũ khí của nước này. Trong khi đó, lực lượng vũ trang Ukraine tăng từ vị trí thứ 22 năm 2022 lên thứ 15 vào năm 2023.

Tính đến năm 2023, theo Global Firepower, Lực lượng vũ trang Ukraine có khoảng 500.000 quân nhân, trong đó có 200.000 quân nhân tại ngũ. Trong khi đó, Nga có số lượng quân nhân nhiều gấp hơn 2 lần Ukraine (1.330.900 người). Xét về số lượng quân nhân tại ngũ, Nga có 830.900 người.

Số lượng máy bay mà quân đội Nga sử dụng lên tới 4.200 chiếc, trong khi Ukraine chỉ có 312 máy bay. Nga có 1.531 trực thăng ở Nga trong khi Ukraine có 113 chiếc.

Hải quân Nga đông gấp gần 16 lần Hải quân Ukraine. Ukraine chỉ có 38 tàu hải quân nhưng Nga có tới 598 tàu. Nga còn là một trong 9 quốc gia trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân với kho dự trữ đầu đạn hạt nhân lớn nhất thế giới (5.977 đầu đạn).

Xét về số lượng xe bọc thép, Nga cũng áp đảo. Tính đến đầu năm 2023, Ukraine có chưa tới 1.900 xe tăng, ít hơn 6 lần so với Nga. Trong cuộc chiến, một số nước phương Tây đã cung cấp  757 xe tăng cho Ukraine, bao gồm cả Leopard 2, Challenger 2 và M1 Abrams.

Ngoài ra, Ukraine còn nhận được các loại xe bọc thép khác từ các nước phương Tây, như xe bọc thép chở quân M133 từ Mỹ và xe tuần tra bảo vệ Mastiff (6x6) từ Anh.

Về pháo binh, khoảng cách giữa quân đội Nga và Ukraine về số lượng pháo và hệ thống phóng tên lửa đã được thu hẹp. Tnh đến năm 2023, Nga có 1.900 khẩu pháo hạng nặng và 841 hệ thống MLRS, Ukraine có 1.100 pháo hạng nặng và 427 hệ thống MLRS.

Theo nhiều ước tính khác nhau, kể từ khi xung đột nổ ra, Nga đã mất 30% xe tăng, 27% xe chiến đấu bọc thép, 21% hệ thống pháo, 23% số máy bay và 32% trực thăng. Ukraine cũng đang lâm vào cảnh cạn kiệt vũ khí, đạn dược, đặc biệt là pháo và đạn pháo do sự đình trệ của các gói viện trợ từ các nước đồng minh phương Tây mà quan trọng nhất là Mỹ.

Chiến thuật tác chiến

Toàn cảnh 2 năm xung đột Nga-Ukraine và dự báo 'nóng' về chiến sự năm 2024- Ảnh 2.

Một thành viên của đơn vị cảnh sát đặc biệt Ukraine ngã xuống sau khi bắn pháo D-30 về phía các vị trí của Nga gần Kreminna vào ngày 7 tháng 7 năm 2023. Ảnh AP

Sự kết hợp giữa vũ khí mới và cũ đã làm thay đổi động lực trên chiến trường Ukraine. Một số chiến thuật mới đang được phát triển và các hệ thống vũ khí thành công đã được đưa vào sử dụng. Các chiến thuật cũ dựa vào xe tăng, các hệ thống pháo tầm ngắn và tầm xa vẫn được duy trì.

Vì hầu hết các cuộc giao tranh đều được tiến hành ở tầm xa nên pháo binh là yếu tố then chốt cho cả hai bên. Tuy nhiên, Nga có lượng đạn pháo dồi dào hơn nhiều so với Ukraine.

Trên chiến trường, tỷ lệ bắn được ước tính Nga bắn 5 quả đạn pháo thì Ukraine chỉ bắn 1 quả. Hiện, do thiếu đạn pháo trầm trọng nên lực lượng phòng thủ Ukraine ở một số khu vực chỉ còn có thể bắn vài phát đạn pháo mỗi ngày chỉ để ngăn thất bại.

Máy bay không người lái (UAV) cũng trở thành một phần không thể thiếu đối với cả hai bên, nhất là để tấn công các mục tiêu có giá trị sâu sau phòng tuyến của nhau.

Ukraine ban đầu đã thành công trong việc sử dụng UAV kết hợp với pháo tầm ngắn và tầm xa đặc biệt là HIMARS để tiêu diệt các đơn vị thiết giáp và bộ binh Nga.

Ukraine cũng tấn công UAV vào sâu trong lãnh thổ Nga, cũng như nhắm mục tiêu vào Hạm đội Biển Đen của Moscow. Độ chính xác của các đơn vị pháo binh Ukraine được cho là tăng 250% khi kết hợp với UAV.

Trong khi đó, Nga đã sử dụng hàng trăm máy bay không người lái Shahed-136 do Iran nhập khẩu và biến chúng thành các "tên lửa hành trình" giá rẻ để tấn công Ukraine. Sự kết hợp giữa UAV, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo trong các cuộc oanh tạc của Nga vào Ukraine đã làm xói mòn dần khả năng tự vệ của Ukraine.

Tầm quan trọng của xe tăng trên chiến trường cũng được khẳng định trở lại. Trước cuộc chiến, nhiều quân đội đã dần dần loại bỏ xe tăng tồn kho của họ vì cho rằng khí tài này không còn hiệu quả trong chiến tranh hiện đại. Nhưng kinh nghiệm trên chiến trường Ukraine cho thấy xe tăng, được bảo vệ đúng cách và là một phần của lực lượng tấn công phối hợp các loại vũ khí, vẫn có những công dụng to lớn trên chiến trường và vẫn là một vũ khí đáng gờm.

Cuộc xung đột diễn biến thế nào trong năm 2023?

Toàn cảnh 2 năm xung đột Nga-Ukraine và dự báo 'nóng' về chiến sự năm 2024- Ảnh 3.

Một người lính Ukraine bắn súng cối vào các vị trí của Nga trên tiền tuyến gần Bakhmut, Ukraine ngày 28 tháng 5 năm 2023. (Ảnh AP))

Lý thuyết giành chiến thắng nhanh chóng trên chiến trường và trên bàn đàm phán đã không thành hiện thực. Trên thực tế, tình hình chiến tranh sau 2 năm về cơ bản cũng giống như thời điểm sau một năm. Cả hai bên đều chịu tổn thất nặng nề vào năm 2023. Cuộc xung đột chủ yếu diễn ra ở khu vực miền đông và nam Ukraine, các khu vực giao tranh ác liệt chủ yếu tập trung vào vùng Donbass nói tiếng Nga và các thành phố cảng xung quanh Biển Đen trong năm ngoái.

Nhà phân tích William Courtney nhận định, năm 2023 trong cuộc chiến trên bộ, cả hai bên tham chiến đều thực hiện nhiều cuộc tấn công thất bại ở miền đông và miền nam Ukraine, dẫn đến sự bế tắc trên thực địa. Trong cuộc hải chiến, máy bay không người lái và tên lửa chống hạm cải tiến của Ukraine đã đánh chìm nhiều tàu chiến của Hạm đội Biển Đen của Nga; buộc Moscow phải di dời một số tàu còn lại đến phía đông Biển Đen, dọn đường cho Ukraine nối lại hoạt động vận chuyển ngũ cốc và các tàu thương gia khác qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong cuộc chiến trên không, lực lượng phòng thủ của Ukraine đã bắn hạ ngày càng nhiều tên lửa và máy bay Nga. Các hệ thống phòng không Patriot tối tân do Mỹ cung cấp cho Ukraine thậm chí còn bắn hạ tên lửa siêu thanh Kinzhal được tuyên bố là bất khả xâm phạm mà Nga phóng vào các mục tiêu ở Ukraine.

Về phần Nga, theo nhà phân tích Bryan Frederick, Moscow đã thành công hơn nhiều trên chiến trường khi áp dụng thành công chiến lược tiêu hao bền vững để "bẻ gãy" ý chí kháng cự của đối phương đồng thời tạo ra các vị trí phòng thủ đáng gờm trên lãnh thổ Ukraine. Chính điều này đã khiến Ukraine thất bại trong cuộc phản công vốn được kỳ vọng nhiều vào mùa hè thu năm 2023. Đầu năm 2024, Nga giành được chiến thắng biểu tượng ở Avdiivka, giáng một đòn mạnh nữa vào Ukraine.

Trong năm đầu tiên Ukraine tận dụng được nhiều sai lầm chiến thuật của Nga để giành chiến thắng đáng kể thì cuộc phản công năm 2023 lại thất bại khi không thể tạo ra được động lực cần thiết để giúp giải phóng các vùng lãnh thổ Ukraine mà Nga đang kiểm soát cũng như không thể đưa Kiev vào thế tốt nhất để đưa ra yêu cầu thương lượng có lợi cho mình.

Hiện lực lượng quân sự của Ukraine đã hoàn toàn suy kiệt khi họ phải cạnh tranh với một nước Nga đông dân và có nguồn lực lớn hơn nhiều.

Thương vong

Toàn cảnh 2 năm xung đột Nga-Ukraine và dự báo 'nóng' về chiến sự năm 2024- Ảnh 4.

Một chỉ huy đơn vị tấn công Ukraine đi ngang qua một người lính Nga thiệt mạng trên tiền tuyến gần Andriivka, Ukraine ngày 16 tháng 9 năm 2023. (Ảnh AP)

Theo Liên Hợp Quốc, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã giết chết ít nhất 10.378 thường dân và làm bị thương thêm 19.632 người. Khi nói đến thương vong quân sự, các ước tính rất khác nhau. Cả Nga và Ukraine đều không công khai số liệu thương vong.

Tuy nhiên, Mỹ ước tính vào tháng 8/2023 rằng, 70.000 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng và thêm 100.000 đến 120.000 người bị thương, nâng tổng số thương vong lên hơn 170.000 người. Về phần mình, Nga tuyên bố vào tháng 11/2023 rằng 383.000 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng và bị thương. 

Trong khi đó, Vương quốc Anh ước tính số binh sĩ Nga thương vong đã lên tới ít nhất 320.000 người. Trong số những người thiệt mạng có khoảng 50.000 binh sĩ Nga và 20.000 lính đánh thuê của Tập đoàn Wagner. Washington cho biết vào tháng 12/2023 rằng Moscow đã phải chịu 315.000 thương vong. Còn quân đội Ukraine cho biết Nga đã phải hứng chịu 407.240 thương vong kể từ tháng 2/2022. 

Cuộc chiến sẽ diễn biến thế nào trong năm 2024?

Toàn cảnh 2 năm xung đột Nga-Ukraine và dự báo 'nóng' về chiến sự năm 2024- Ảnh 5.

Khói bốc lên từ các tòa nhà ở Bakhmut, Ukraine, nơi diễn ra các trận giao tranh ác liệt giữa quân đội Ukraine và Nga ngày 26 tháng 4 năm 2023. (Ảnh AP)

Với việc cả hai bên tham chiến đều quyết tâm đạt được mục tiêu chiến thắng, giống như cách đây một năm cho thấy chiến tranh sẽ không sớm kết thúc.

Sau năm 2023, đặc biệt là sau khi phản công thất bại, Ukraine đã áp dụng chiến lược "phòng thủ tích cực" cho năm 2024, nhằm tận dụng lợi thế vốn có của phòng thủ đó là ít tốn nhân lực và vật chất hơn so với tấn công. Điều này sẽ giúp lực lượng vũ trang Ukraine có điều kiện để tái thiết, trang bị lại, huấn luyện lại và chuẩn bị cho các hoạt động tấn công quy mô lớn vào năm 2025 nhằm giải phóng các vùng lãnh thổ Nga đang kiểm soát.

Theo các chuyên gia phần "tích cực" của chiến lược này đòi hỏi một chiến dịch tấn công tầm xa, mạnh mẽ nhắm vào bên trong lãnh thổ Nga và các vùng lãnh thổ bị Moscow chiếm đóng, trong khi duy trì các hoạt động tấn công hạn chế ở mặt trận để trói chân các lực lượng Nga.

Về phần mình, Nga cũng đang chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến. Các nhà máy quốc phòng của Nga đang tăng sản lượng. Quân đội Nga đã điều chỉnh và kết hợp các công nghệ cũng như phát triển biện pháp đối phó mới để tước bỏ những lợi thế quan trọng trên chiến trường của Ukraine.

Theo nhà phân tích Raphael Cohen, vào năm 2024, Ukraine phải đối mặt với nhiều thách thức. Về mặt quân sự, các phòng tuyến phần lớn đã bị trì trệ và đang nghiêng về phía Nga. Về mặt chính trị, phương Tây – và đặc biệt là Mỹ – đang phải vật lộn để tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự. Ukraine không thể xoay chuyển tình thế nếu không có thêm viện trợ quân sự của phương Tây, nhưng Ukraine sẽ gặp khó khăn để có thêm viện trợ, trừ khi có thể chứng minh cho những người hoài nghi - đặc biệt là ở Mỹ - rằng họ có thể giành chiến thắng trên chiến trường. Ngoài ra, theo ông Cohen, tình hình chiến sự cũng sẽ phụ thuộc một chút vào cuộc bầu cử ở Mỹ.

Trong khi đó, nhà phân tích Ames Black cho rằng, việc cả hai tham chiến cố gắng bên bổ sung nhân lực và trang thiết bị quân sự bị mất trong các cuộc phản công khác nhau trong 12 tháng qua cho thấy rằng năm 2024 có thể là một năm 2 bên củng cố lực lượng, tiếp tục theo đuổi chiến tranh tiêu hao và chuẩn bị cho các hành động tấn công mới vào cuối năm 2024 hoặc có lẽ là năm 2025.

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình

Toàn cảnh 2 năm xung đột Nga-Ukraine và dự báo 'nóng' về chiến sự năm 2024- Ảnh 6.

Nghĩa trang ở Kharkov ngày 24 tháng 2 năm 2023. (Ảnh AP).

Đã có một số nỗ lực nhằm tập hợp các quốc gia lại với nhau để vạch ra các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh ở Ukraine. Nga và Ukraine đã tham gia 5 vòng đàm phán ở Belarus và Thổ Nhĩ Kỳ ngay sau cuộc chiến nhưng tiến trình đàm phán đã sụp đổ do áp lực của phương Tây buộc Kiev phải tiếp tục chiến đấu.

Năm 2023, Ukraine đã đưa ra "kế hoạch hòa bình 10 điểm" làm nền tảng cho 5 hội nghị thượng đỉnh quốc tế nhưng không có hội nghị nào có Nga tham dự. Những sự kiện này diễn ra ở Copenhagen, Đan Mạch tháng 6/2023; ở Jeddah, Ả Rập Saudi tháng 8/2023; ở Malta tháng 10/2023; ở Riyadh, Ả Rập Saudi  tháng 12/2023; và Davos, Thụy Sĩ tháng 1 năm nay.

Theo các nhà phân tích, có rất ít triển vọng đàm phán để chấm dứt chiến tranh vào năm 2024, cũng như không bên nào có thể đạt được chiến thắng quyết định. Điện Kremlin đã nói rõ rằng họ không quan tâm đến các cuộc đàm phán không dẫn đến việc Ukraine đầu hàng, bao gồm cả việc mất vĩnh viễn 4 vùng lãnh thổ bị Nga sáp nhập vào năm 2022. Mục tiêu đã nêu của Nga vẫn là "phi phát xít hóa" và phi quân sự hóa Ukraine. Tuy nhiên, không có nhà lãnh đạo Ukraine nào đồng ý với những điều khoản như vậy.

Các nhà phân tích cho rằng, ông Putin đang chờ đợi kết quả bầu cử Mỹ năm nay và hy vọng Tổng thống Mỹ tiếp theo sẽ ngừng ủng hộ Ukraine và quay trở lại hoạt động kinh doanh bình thường với Nga. Trong trường hợp đó, khả năng tồn tại của Ukraine như một quốc gia độc lập, có chủ quyền sẽ trở nên bấp bênh đồng thời có thể tác động dây chuyền đến an ninh của châu Âu và hơn thế nữa.

Viễn cảnh viện trợ dành cho Ukraine

Toàn cảnh 2 năm xung đột Nga-Ukraine và dự báo 'nóng' về chiến sự năm 2024- Ảnh 7.

Các binh sĩ Ukraine bịt tai tránh tiếng pháo của Nga trong một nơi trú ẩn ở tiền tuyến ở vùng Zaporizhzhia, Ukraine ngày 2 tháng 7 năm 2023. (Ảnh AP)

Trong khi viện trợ của Mỹ bế tắc thì tại Hội nghị thượng đỉnh bất thường của Liên minh châu Âu (EU) đầu tháng 2 vừa qua, cuối cùng các nhà lãnh đạo EU cũng đạt thỏa thuận cấp gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro cho Ukraine trong 4 năm. EU nhấn mạnh, gói hỗ trợ sẽ giúp Ukraine bảo đảm nguồn tài chính ổn định và lâu dài.

Dù vậy, các lãnh đạo EU cũng như các nhà phân tích nhiều lần nhận định rằng, viện trợ của EU dành cho Ukraine không đủ và không thể bù đắp cho khoản viện trợ kếch xù từ Mỹ.

Kể từ khi chiến tranh nổ ra nổ ra, Mỹ đã cung cấp hơn 44 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine, nhiều hơn cả mức đóng góp của 4 nước là Đức, Anh, Na Uy và Đan Mạch cộng lại, theo Viện Kinh tế thế giới Kiel.

Tuy nhiên, hỗ trợ tài chính của Liên minh châu Âu (EU) cho Ukraine lên tới 79,1 tỷ USD, vượt xa mức đóng góp tài chính của Mỹ (26,4 tỷ USD).


Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem