Thông tin báo chí cho biết, theo Cơ quan CSĐT - Công an TP.Hà Nội, nguyên nhân dẫn đến việc Phan Thị Tr giết cháu V.A là do mắc bệnh trầm cảm nặng. Theo tôi để vụ việc được khách quan thì cần giám định tâm thần của nghi phạm Phan Thị Tr để làm rõ xem thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, Phan Thị Tr có mắc bệnh làm mất khả năng nhận thức hay không.
Vụ việc thương tâm khiến người dân xung quanh bàng hoàng. Ảnh Xuân Lực
Nếu kết quả thể hiện nghi phạm không có khả năng nhận thức điều khiển hành vi của mình khi sát hại cháu bé thì vụ án sẽ đình chỉ, nghi phạm bắt buộc phải chữa bệnh tâm thần.
Nếu kết quả giám định tâm thần cho thấy, hung thủ không mất khả năng nhận thức thì hung thủ sẽ bị xử lý về tội giết người được quy định tại Điều 93, Bộ luật Hình sự với tình tiết định khung tăng nặng hình phạt là phạm tội với trẻ em, người mà mình có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng. Cụ thể, điều luật này quy định như sau:
Dòng chữ để lại hiện trường.
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: Giết nhiều người; Giết phụ nữ mà biết là có thai; Giết trẻ em; Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; Thực hiện tội phạm một cách man rợ; Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; Thuê giết người hoặc giết người thuê; Có tính chất côn đồ; Có tổ chức; Tái phạm nguy hiểm; Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.