Ca sĩ Trọng Tấn: Không có lý do gì để cấm "Màu hoa đỏ"
Ca sĩ Trọng Tấn bất ngờ khi biết tin ca khúc Màu hoa đỏ bị tạm dừng lưu hành, phổ biến
Ca sĩ Trọng Tấn cho biết, ca khúc Màu hoa đỏ đã gắn bó với khán giả yêu nhạc nhiều thập kỷ qua. Ca khúc phản ánh sự hy sinh mất mát của người Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp. "Ca khúc là một bản hùng ca khát quát về sự chiến đấu anh dung, về lòng yêu nước, dũng cảm của những người con Việt Nam. Vì vậy tôi nghĩ không lý do gì để tạm lưu hành ca khúc đó. Nếu chúng ta tạm dừng lưu hành thì không khác gì chúng ta đi ngược lại lịch sử, đánh mất giá trị, tinh thần cả về văn hóa và âm nhạc.
Tôi cũng là ca sĩ may mắn khi được hát ca khúc này ở rất nhiều sự kiện khác nhau, hầu hết là ở những sự kiện lớn mang tính chính trị, lịch sử, hay là hát vào đúng ngày Thương binh liệt sĩ. Mỗi một lần hát như vậy, tôi xúc động vô cùng. Đặc biệt đoạn cao trào hai từ "Việt Nam ơi, Việt Nam ơi, núi cao như tình mẹ bốn mùa tóc bạc nỗi thương con", tôi cảm thấy tự hào, liêng thiêng"- Trọng Tấn tâm sự.
Ca sĩ Tùng Dương: Bất ngờ khi đọc báo
Ca sĩ Tùng Dương chia sẻ, ca khúc Màu hoa đỏ là ca khúc bất hủ về người lính
Ca sĩ Tùng Dương thì cho biết, anh khá bất ngờ khi đọc báo thấy thông tin ca khúc “Màu hoa đỏ” bị Sở VHTTDL tỉnh Tiền Giang cấm lưu hành và phổ biến.
Ca khúc "Màu hoa đỏ" là ca khúc rất quen thuộc, được phổ biến rộng rãi và được nhiều người biết đến. Kể từ khi ra đời, ca khúc đã đi vào lòng người nghe, gắn bó với khán giả, gợi nên cảm xúc thiêng liêng, hào hùng. Vì vậy, ca khúc có đời sống, lịch sử, lan tỏa trong đời sống nhân dân. Cho nên theo Tùng Dương, không có lý do gì để cấm ca khúc cách mạng này.
Theo ca sĩ Tùng Dương, ca sĩ thể hiện thành công nhất, người thực sự làm rực lên "Màu hoa đỏ" là ca sĩ Thanh Lam, con gái cố nhạc sĩ Thuận Yến. "Màu hoa đỏ" gắn liền với tên tuổi của Thanh Lam cũng như gắn bó với đời sống gia đình cố nhạc sĩ.
Tùng Dương nói: “Tôi đã biểu diễn ca khúc "Màu hoa đỏ"và rất thích ca khúc này. Cá nhân tôi cho rằng, "Màu hoa đỏ" là ca khúc bất hủ, là một trong những ca khúc hay nhất về đề tài người lính.
Ca sĩ Thanh Lam: "Nghĩ đến ca khúc "Màu hoa đỏ" là nước mắt trào ra
Ca sĩ Thanh Lam và cố nhạc sĩ Thuận Yến
Trước đó, trong chương trình "Giai điệu tự hào", ca sĩ Thanh Lam cũng đã hát và chia sẻ hậu trường ca khúc "Màu hoa đỏ". Đặc biệt là nỗi xúc động, nghĩ về người lính mỗi khi nhạc sĩ Thuận Yến nghe lại ca khúc này.
Ca sĩ Thanh Lam nhớ lại, kỷ niệm lúc ba dẫn chị vào Đài Tiếng nói Việt Nam để thu âm ca khúc này. Trước khi hai ba con cùng đi, ông đã cắt nghĩa từng câu chữ và hát mộc cho chị nghe. Thanh Lam thừa nhận rằng, ba mình đã hát ca khúc này ngọt và tình hơn mình. Chất giọng của ông có âm sắc của hát bài chòi xứ Quảng quê hương ông.
“Khi nghe ông hát và nghe ông cắt nghĩa về câu chữ cũng như chủ ý của ông trong bài hát tôi đã rất xúc động. Tôi cảm nhận ra được cái không gian mênh mông mà rất đỗi linh thiêng trong bài hát này. Hình ảnh người lính nghèo rời quê vào chiến trường, người mẹ già tóc bạc đứng dưới bóng chiều chờ con… làm tôi không thể kìm được nước mắt. Sự hy sinh của người lính đã cao cả rồi, sự hy sinh của người mẹ còn cao cả hơn. Sau khi thu âm bài hát về tôi có chút ám ảnh. Cứ mỗi chiều hoàng hôn tôi lại nhìn xa xa về phía chân trời rồi lòng lại chùng xuống, từng câu hát của bài “Màu hoa đỏ” cứ thế cất lên trong tâm khảm và nước mắt trào ra…” ca sĩ Thanh Lam tâm sự.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.