Một trường hợp có thể kể đến là việc cuốn Truyện cổ tích về các loài chim và muông thú in lậu bị cho là có đoạn miêu tả như sách 18+, đã và đang gây bức xúc, thậm chí là phẫn nộ và lo lắng cho các bậc phụ huynh.
Nữ thí sinh 13 tuổi nhảy dancesport trên nền nhạc S&M
XEM THÊM: Truyện cổ tích “như 18+” thực chất là Thần thoại Hy Lạp
Cụ thể, trong truyện có đoạn văn như sau: “Cái cổ của con chim cọ mãi vào ngực nàng, cả cơ thể nó cứ chà xát mãi vào thắt lưng nàng, cặp mỏ hơi bẹt của nó cứ dúi mãi vào hai bầu vú cương cứng của nàng khiến nàng không sao nhúc nhích được…”.
Bức ảnh chụp trang bìa cuốn truyện cũng như trang sách chứa đoạn “mơn trớn” ngay khi xuất hiện trên mạng đã gây luồng dư luận phản đối gay gắt.
Trên thực tế, cuốn sách này chỉ là một trong số rất nhiều truyện dành cho thiếu nhi và thiếu niên bị đem ra mổ xẻ và hứng “gạch đá” tới tấp vì những nội dung, cách diễn đạt bị cho là không phù hợp với đối tượng độc giả.
Từ sách tới truyền hình thực tế, mới đây, sự việc một thí sinh Bước nhảy Hoàn vũ Nhí (BNHVN) 2014 nhảy trên nền nhạc… gợi dục cũng đã bị đem ra “phẫu thuật”.
Những ai đã nghe S&M của nữ ca sỹ da màu Rihanna thì đều biết đây là ca khúc ca ngợi niềm khoái lạc về tình dục. Và vì thế, hẳn nhiên, đây không thể là ca khúc dành cho trẻ vị thành niên.
Trong khi đó, tiết mục dancesport trên nền nhạc S&M đã được thể hiện một cách thuần thục, nhuần nhuyễn bởi một cô bé mới chỉ 13 tuổi, khiến em nhận được những lời tán thưởng của ban giám khảo và những tràng pháo tay ngưỡng mộ của khán giả.
Chỉ khi lục tìm gốc tích và tìm hiểu ý nghĩa ca từ bài hát, người ta mới giật mình và ái ngại về cách ứng xử của chương trình đối với các tài năng nhí.
Trang bìa cuốn Truyện cổ tích về các loài chim và muông thú
Cũng giống như
Truyện cổ tích về loài chim và muông thú, sự cố tạ
i Bước nhảy hoàn vũ nhí
2014 bị nhiều người đánh giá là sự lệch lạc, thiếu lành mạnh trong, cũng như sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan kiểm duyệt.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, dường như người lớn đang áp đặt cách nhìn, cách nghĩ, lối cảm nhận của những người trưởng thành vào những ấn phẩm, chương trình giải trí của thiếu nhi.
Như điệu nhảy dancesport kia, nếu cứ quên đi dấu ấn của Rihanna để lại với ca khúc mà chỉ quan tâm tới âm nhạc và bước nhảy thì mọi chuyện sẽ trở nên hết sức bình thường, thậm chí tốt đẹp khi thí sinh nhí chọn được bản nhạc giúp em phô diễn hết kỹ thuật bản thân.
Hoặc như đoạn văn bị gọi là "18+" nói trên, ai sẽ bảo nó là khiêu dâm, tục tĩu nếu biết nó nằm trong một tích truyện thuộc Thần thoại Hy Lạp? Và nếu để trẻ em tiếp xúc với một tác phẩm siêu kinh điển như vậy, cái sai nằm ở đâu?
Bàn về vấn đề gây tranh cãi này, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho ý kiến: “Cần phải đọc toàn bộ câu chuyện, đặt đoạn văn đó vào văn cảnh thì mới có thể nhận xét chính xác là có phản cảm hay không”.
Như vậy, vẫn còn tồn tại những luồng ý kiến trái chiều nhau liên quan tới vấn đề định hướng văn hóa phẩm dành cho thiếu nhi. Phải chăng trẻ em đang “đói” những văn hóa phẩm lành manh?
Hay chính sự tưởng tượng, áp đặt của người lớn đã gây nên tình trạng “báo động ảo” đối với thị trường ấn phẩm, chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi?
Quan điểm của bạn đối với vấn đề này thế nào? Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn với Dân Việt thông qua bài viết gửi về địa chỉ hòm thư điện tử: baodanviet@gmail.com. Bài viết sẽ được đăng tải trên trang điện tử Dân Việt (www.danviet.vn) và được hưởng nhuận bút theo quy định.
>> XEM THÊM: 50 sắc thái: Sex nặng không dành cho “gà non”
Vui lòng nhập nội dung bình luận.