Thứ sáu, 17/05/2024

PNJ lãi kỷ lục năm 2022: CEO Lê Trí Thông nói không có phép màu nào, mà do doanh nghiệp chủ động tấn công

27/04/2023 7:22 PM (GMT+7)

CEO PNJ Lê Trí Thông cho biết lợi nhuận 2022 tăng mạnh và doanh nghiệp tiếp tục kỳ vọng lợi nhuận năm nay tăng trưởng, nhờ chiến lược chủ động tấn công, chứ không có phép màu nào trong bối cảnh sức mua chung đang rất kém.

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên ngày 27/4, Tổng giám đốc Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận Lê Trí Thông dành nhiều thời gian trả lời cổ đông về bức tranh thị trường vàng bạc đá quý, trong bối cảnh sức mua thấp. Đặc biệt, ông cũng lý giải vì sao PNJ “lội ngược dòng” lãi kỷ lục trong năm 2022 và có phần tự tin mục tiêu lợi nhuận 2023.

CEO PNJ Lê Trí Thông: Sức mua giảm, chúng tôi vẫn tấn công

Năm 2022, PNJ ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 33.877 tỷ đồng (tăng hơn 73% so với năm 2021) và vượt 31% kế hoạch năm. Doanh thu mảng bán lẻ tăng trưởng tới 78% và đóng góp chính vào tăng trưởng tổng doanh thu. 

PNJ ghi nhận lãi sau thuế năm 2022 đạt gần 1.811 tỷ đồng, tăng trưởng 76% so với năm trước và vượt 37% kế hoạch năm. 

Đáng chú ý, năm 2022 là năm đầu tiên hậu Covid-19, trong bối cảnh sức mua giảm sâu, nhiều doanh nghiệp bán lẻ gặp khó do sức mua thấp, thì ngành vàng bạc của PNJ vốn không phải là nhóm hàng thiết yếu, nhưng vẫn tăng trưởng bất ngờ. 

Thậm chí, lợi nhuận của PNJ năm 2022 là con số kỷ lục chưa từng có trong lịch sử phát triển của doanh nghiệp vàng bạc đá quý này.

CEO Lê Trí Thông: PNJ chủ động tấn công chứ không có phép màu nào khi sức mua quá kém - Ảnh 1.

Lợi nhuận 2022 tăng mạnh, doanh nghiệp kỳ vọng lợi nhuận năm nay tiếp tục tăng trưởng. Ảnh: Phúc Minh

Từ mức nền cao kỷ lục, năm 2023, bất chấp các dự báo còn nhiều khó khăn, ban lãnh đạo PNJ tiếp tục đặt mục tiêu doanh thu 35.598 tỷ đồng và lãi sau thuế 1.937 tỷ đồng, tăng lần lượt 5% và 7% so với thực hiện năm 2022.

“Chúng tôi vẫn giữ mức tăng trưởng suýt soát năm ngoái, thông qua tìm kiếm nhóm khách hàng mới chưa tiếp cận, chứ không phải có tài năng, hóa phép gì để tăng sức mua trong bối cảnh hiện nay”, CEO PNJ Lê Trí Thông nói với cổ đông.

Theo ông, đây cũng là chiến lược của PNJ trong năm 2022 khi sức mua chững lại. Đối mặt tình hình này, thay vì phòng thủ thì PNJ chọn tấn công. Chẳng hạn, giai đoạn 2020 - 2021, khi hàng loạt doanh nghiệp bán lẻ đóng cửa, trả mặt bằng sau dịch thì PNJ mở rộng mạng lưới. Tuy tốc độ tăng trưởng ghi nhận khoảng 11% nhưng thực tế thị phần giành được trong bối cảnh này rất cao.

Theo ông Thông, chiến lược của PNJ là chọn mở vị trí chiến lược và cạnh tranh cao, tiếp cận nhóm khách hàng chưa tiếp cận, và mở rộng danh mục sản phẩm với các khách đã tiếp cận. Ông nhận thấy với thị trường trang sức, khách hàng có xu hướng chuyển từ “ăn no mặc ấm” sang “ăn no mặc đẹp”.

Năm 2023, PNJ có kế hoạch mở tiếp tục mở thêm 20 - 25 cửa hàng. Các cửa hàng được thiết kế phù hợp với đặc tính của từng khu vực. Đồng thời, công ty phát triển thêm các dòng sản phẩm mới, đầu tư các nhãn hàng mới, nâng cấp trải nghiệm khách hàng cho các điểm bán hiện hữu.

PNJ sẽ thử nghiệm mô hình kinh doanh mới

Đánh giá về thị trường, sức mua trong năm 2023, CEO PNJ Lê Trí Thông cho rằng tình hình vẫn khó đoán định do phụ thuộc vào kinh tế vĩ mô.

Theo ông, kịch bản tăng trưởng của PNJ hiện nay đưa ra là kịch bản trong vùng “Vàng” theo 4 kịch bản: Xanh - Vàng - Da cam - Đỏ.

“Tháng 2-3, tình hình là từ vùng ‘vàng’ qua ‘da cam’. Chúng tôi phấn đấu trình phương án màu vàng. Chúng tôi hy vọng quý IV, tình hình sẽ quay đầu, hồi phục sức mua”, ông Thông nói.

CEO Lê Trí Thông: PNJ chủ động tấn công chứ không có phép màu nào khi sức mua quá kém - Ảnh 2.

Trong bối cảnh này, theo ông Thông, PNJ sẽ kiên trì chiến lược tìm nguồn khách hàng mới, tiếp cận khác đi với nguồn khách hàng hiện hữu.

Trong chiến lược phát triển giai đoạn tới, Chủ tịch HĐQT PNJ Cao Thị Ngọc Dung cho biết bên cạnh 4 trụ cột cốt lõi, PNJ bổ sung thêm nền tảng “phát triển kinh doanh mới” để đảm bảo duy trì tăng trưởng bền vững trong tương lai. 

Cụ thể, PNJ sẽ đầu tư thử nghiệm các mô hình bán hàng mới, kênh và công cụ tiếp cận khách hàng hiện đại. Đồng thời, đẩy mạnh việc nghiên cứu và phát triển các mảng kinh doanh mới, tạo động lực tăng trưởng mới cho PNJ.

“Chúng tôi có kế hoạch phát triển mảng mới, mảng mới này gắn với ngành hàng liên quan làm đẹp, cuộc sống, con người, lifestyle”, ông Thông nói và cho biết, trước mắt các mảng mới vẫn không đi quá xa mảng trang sức của PNJ.

Ban lãnh đạo PNJ đang tập trung tối ưu hóa tiếp cận khách hàng, trong đó có việc đầu tư nhiều hơn cho công nghệ. 

Tại đại hội, PNJ cũng đã bổ sung ông Đặng Hải Anh làm Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028, thay thế bà Huỳnh Thị Xuân Liên. Ông Hải Anh được giới thiệu phụ trách hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong bán lẻ của tập đoàn. Đây là hướng đi quan trọng của PNJ trong tương lai.

Quý I/2023, PNJ đạt doanh thu thuần 9.753 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ 2022. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế vẫn tăng trưởng 4% lên 749 tỷ đồng, xác lập mức kỷ lục mới.

Với kết quả này, PNJ đã hoàn thành 27% chỉ tiêu doanh thu và 39% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thí điểm cho thuê vỉa hè 11 tuyến đường ở quận 1, dự kiến thu hơn 400 triệu

Thí điểm cho thuê vỉa hè 11 tuyến đường ở quận 1, dự kiến thu hơn 400 triệu

Sau 1 tuần triển khai thí điểm cho thuê vỉa hè 11 tuyến đường trên địa bàn quận 1, đã có 92 trường hợp đăng ký thuê vỉa hè. Tổng số phí dự kiến (tạm tính khi người dân đăng ký) là 431.170.500 đồng.

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Trước tình hình giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và đại diện Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã có lý giải tại buổi họp báo.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

Xe điện 'con cưng' của ông Phạm Nhật Vượng bàn giao ít nhất 20.000 chiếc trong năm nay, dự kiến thu về bao nhiêu tiền?

Xe điện 'con cưng' của ông Phạm Nhật Vượng bàn giao ít nhất 20.000 chiếc trong năm nay, dự kiến thu về bao nhiêu tiền?

Hãng xe điện Việt vừa công bố nhận cọc gần 28.000 chiếc VF 3 và đặt mục tiêu bàn giao ít nhất 20.000 xe ngay trong năm nay.

Xe máy điện 20 triệu đồng hút khách

Xe máy điện 20 triệu đồng hút khách

Giá xe máy điện Trung Quốc được các doanh nghiệp chào hàng từ 20 - 30 triệu đồng/chiếc, phổ biến là mức giá vừa hơn 20 triệu. Đây là phân khúc được nhiều người Việt quan tâm, chọn mua nhất gần đây.

Masan bán trọn công ty sản xuất vonfram ở Đức cho Mitsubishi

Masan bán trọn công ty sản xuất vonfram ở Đức cho Mitsubishi

Tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đã đồng ý bán nguyên công ty sản xuất vonfram (còn gọi là tungsten) ở Đức cho một công ty thuộc Mitsubishi Nhật Bản nhằm tập trung nguồn lực cho bán lẻ, mảng kinh doanh cốt lõi của Masan.