Thứ sáu, 26/04/2024

Chính phủ đề xuất đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá

19/09/2022 6:00 PM (GMT+7)

Chiều 19-9, tại phiên họp chuyên đề pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Giá (sửa đổi).

Một trong những điểm mới đáng chú ý là dự thảo đề xuất giao thẩm quyền cho Chính phủ quy định “Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; Danh mục hàng hóa, dịch vụ kê khai giá và giá tham chiếu” trên cơ sở các nguyên tắc được quy định tại Luật, nhằm tăng cường tính linh hoạt trong thực tiễn triển khai.

Theo luật hiện hành, danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá được quy định cụ thể trong Luật, trường hợp cần điều chỉnh, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho hay Chính phủ đã tiến hành rà soát, cập nhập Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá (đang được quy định tại Luật giá và các Luật chuyên ngành), gồm 52 nhóm hàng hóa, dịch vụ. Theo đó, Chính phủ đề xuất đưa ra khỏi Danh mục 14 hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với bốn tiêu chí xác định hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

Chính phủ đề xuất đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá - Ảnh 1.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường. Ảnh: NGHĨA ĐỨC

Cạnh đó, Chính phủ đề nghị bổ sung hai mặt hàng, trong đó có sách giáo khoa. Ông Phớc cho biết đây là mặt hàng có thị trường cạnh tranh hạn chế, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Mặt hàng này được Bộ GD&ĐT đề nghị bổ sung vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá. Mặt khác, Nghị quyết kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV đã thống nhất, yêu cầu bổ sung sách giáo khoa vào Danh mục khi sửa đổi Luật giá.

“Việc định giá mặt hàng này sẽ giao cho Bộ GD&ĐT định giá cụ thể”- ông Phớc cho biết.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đề nghị bổ sung vào Danh mục đối với hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các đơn vị, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh sản xuất. Mặt hàng này do Bộ Quốc phòng đề nghị bổ sung vào Danh mục vì thuộc trường hợp Nhà nước độc quyền sản xuất, kinh doanh.

Riêng đối với dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, trên cơ sở chủ trương của Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính cho hay Chính phủ sẽ khẩn trương nghiên cứu, đánh giá kĩ để có Đề án riêng trình Quốc hội ban hành Nghị quyết thực hiện, do đó, trước mắt chưa đưa vào Danh mục.

Trường hợp cơ chế giá dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc do nhà nước đầu tư được Quốc hội thông qua sẽ được cập nhật vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá.

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho hay đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban đề nghị giữ như quy định hiện hành. Lý do bởi giá là vấn đề ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến từng người dân, doanh nghiệp, liên quan đến ổn định thị trường.

Do đó, Danh mục cần được quy định cụ thể trong Luật nhằm tạo sự công khai, minh bạch, đặc biệt nhằm tránh việc lạm dụng để mở rộng phạm vi các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, hạn chế sự can thiệp từ cơ quan quản lý nhà nước ảnh hưởng đến quy luật cung-cầu.

Việc quy định cụ thể trong Luật cũng nhằm bảo đảm tính pháp lý chắc chắn, ổn định, giúp doanh nghiệp, người dân đang kinh doanh những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá có chiến lược kinh doanh phù hợp.

“Việc quy định rõ danh mục các mặt hàng bình ổn giá trong Luật cũng khắc phục tình trạng ‘luật khung, luật ống’”- ông Cường nói thêm.

Mặt khác, ông Cường cho rằng để bảo đảm tính linh hoạt, kịp thời, Luật giá hiện hành cũng đã quy định trường hợp cần điều chỉnh danh mục các mặt hàng bình ổn giá, Chính phủ trình UBTVQH xem xét, quyết định. Trong khi đó, UBTVQH họp hằng tháng và có thể họp bất thường để kịp thời quyết định.

“Để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan dân cử, bảo đảm công khai, minh bạch về chính sách nhưng vẫn đáp ứng tính linh hoạt, kịp thời, đề nghị giữ như quy định của Luật hiện hành”- ông Cường nói.

Tuy nhiên, một số ý kiến trong Thường trực Uỷ ban cũng tán thành với Dự thảo Luật về việc giao Chính phủ quyết định danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá, vì bình ổn giá liên quan đến công tác điều hành về giá và biến động của thị trường. Trong Luật xác định các nguyên tắc, tiêu chí, yêu cầu về bình ổn giá. Về danh mục, giao Chính phủ xem xét, quyết định là phù hợp với thực tiễn điều hành, bảo đảm sự can thiệp của Nhà nước theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN.

Đối với giá sách giáo khoa, ông Cường cho rằng đây là mặt hàng thiết yếu. Giá sách giáo khoa có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, tác động trực tiếp đến người dân, trong đó có người thu nhập thấp. Do vậy, cần thiết phải kiểm soát, khống chế giá để bảo đảm không tác động tiêu cực đến người tiêu dùng.

Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính, Ngân sách, hiện có nhiều đơn vị được phép phát hành sách, thị trường có tính cạnh tranh. Do vậy, để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân, nhất là người nghèo, Thường trực Ủy ban đề nghị Nhà nước quy định giá bán tối đa; không ấn định giá, để các đơn vị phát hành sách quyết định giá bán cụ thể nhằm tạo tính cạnh tranh, góp phần hạ giá bán, bảo đảm và quyền lợi của người dân; đồng thời cần kiểm soát việc tổ chức thực hiện, bảo đảm không để thông đồng giá.

Theo PLO

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Tân Hiệp Phát đã và đang hợp tác toàn diện với các tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ, nguyên liệu để phát triển thương hiệu Việt và đưa các sản phẩm “made in Việt Nam” ra khắp thế giới.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2023 của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (gọi tắt là Đèo Cả) cho thấy tập đoàn này còn nợ người lao động hơn 12,83 tỷ đồng, nợ thuế Nhà nước hơn 81 tỷ đồng.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024 vừa qua, Vinamilk đã đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế.

 Mưa bất ngờ làm giảm nhiệt thời tiết Nam bộ

Mưa bất ngờ làm giảm nhiệt thời tiết Nam bộ

Sáng nay, một số quận, huyện của TP.HCM bất ngờ có mưa. Tuy lượng mưa ít và nhanh chóng tạnh nhưng cũng làm giảm bớt thời tiết nắng nóng khắc nghiệt trong những ngày qua.