Thứ ba, 30/04/2024

Cuối năm, sắp Tết rồi mà chợ ế thấy thương!

23/11/2023 11:41 AM (GMT+7)

Cứ tưởng, cuối năm thị trường sẽ nhộn nhịp, nhu cầu mua sắm tăng cao. Nhưng, một loạt chợ truyền thống tại TP.HCM năm nay… lạ lắm. Đã cuối năm, sắp Tết rồi mà chợ ế thấy thương.

Chợ ế thấy thương!

Đã bước vào quý IV/2023, tức thời điểm cuối năm và chuẩn bị cho Tết Nguyên đán nhưng theo ghi nhận của chúng tôi, thời điểm này, tiểu thương các chợ truyền thống ở TP.HCM vẫn chưa nghĩ gì cho mùa kinh doanh Tết. Sức mua hiện nay đang ở mức rất thấp, thấp hơn cả giai đoạn Covid-19 vừa qua đi.

Chợ Bà Chiểu, chợ Bình Thới, chợ Vườn Chuối cho đến những chợ sỉ như chợ Bình Tây, chợ An Đông, chợ Tân Bình… đều hẩm hiu. Quầy sạp đóng hàng loạt, từ chỗ cho thuê lại hiện nhiều người đã quyết định sang luôn do không thấy tình hình sáng hơn.

Đã cuối năm, sắp Tết rồi mà chợ ế thấy thương! - Ảnh 1.

Vị trí mặt tiền Chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh vắng tanh dù đang mùa kinh doanh cuối năm. Ảnh: P.Minh

Bà Kim Thoa - tiểu thương ngành hàng vải, quần áo tại chợ Bà Chiểu có sạp ngay mặt tiền, thuộc “sạp vàng” nhưng đến cuối ngày, vẫn chỉ bán được 1 khúc vải. Bà cho biết như vậy đã là may mắn, bởi hôm qua cả ngày không bán được đồng nào.

“Em tôi, sạp ở bên trong, cả tuần không bán được một cái áo nào. Vải vóc, quần áo trước đây cuối năm bán chạy lắm nhưng năm nay thê thảm. Gần 40 năm bán quần áo, đây là năm ế nhất. Trước đây người ta nói đông như chợ nhưng bây giờ là im như cái chợ”, bà Thoa rầu rĩ.

Đúng như chia sẻ của bà, khu vực lầu 1 bên trong nhà lồng chợ Bà Chiểu, chuyên kinh doanh vải, quần áo vắng tanh. Tiểu thương nhiều hơn người đi mua dù đã cuối năm. Nhiều người trong lúc chờ khách, buồn quá phải “tám” chuyện, chuyện hết thì ai về sạp nấy, người chụp hình khúc vải, cái áo đăng lên Facebook, Zalo… nhưng cũng không thấy ai liên hệ.

Đã cuối năm, sắp Tết rồi mà chợ ế thấy thương! - Ảnh 2.

Chợ Bình Tây, quận 6 cuối năm không khách, hàng loạt sạp đóng cửa. Ảnh: P.Minh

Tại chợ Bình Tây, quận 6, khu vực bên ngoài còn có ít khách, càng vào sâu bên trong, chỉ có tiểu thương. Họ ngồi trước quầy hàng, chờ khách. 

Chợ Bình Tây là một trong những chợ sỉ đa ngành, cung cấp hàng hóa cho tiểu thương khắp các chợ lớn nhỏ phía Nam, nhưng năm nay… lạ lắm. Đã cuối năm, sắp Tết rồi mà chợ ế chưa từng thấy.

“Bánh mứt là hàng Tết chuộng nhất mà năm nay tôi cũng không trữ sẵn. Tình hình thế này thì làm sao dám trữ sẵn. Khách đặt tới đâu thì mình chuẩn bị tới đó thôi. Bây giờ chủ yếu bán cho khách quen mà họ còn rơi rụng bớt sau dịch bên lượng hàng bán ra giảm nhiều”, chị Thúy kinh doanh bánh mứt tại chợ Bình Tây nói.

Tìm cách đưa chợ sống dậy

Trước tình hình chợ truyền thống mua bán ế ẩm, ban quản lý nhiều chợ tại TP.HCM đang tích cực kéo sức mua, thông qua nhiều biện pháp như hỗ trợ tiểu thương vay vốn ưu đãi, khuyến khích những cách bán hàng mới.

Ông Nguyễn Hoàng Kiêu - Trưởng Ban quản lý chợ Bình Thới, cho biết mãi lực yếu do kinh tế khó khăn là tình hình chung tại các chợ. Riêng chợ Bình Thới, sức mua hiện giảm đến 60% so với năm ngoái. Hiện rất ít tiểu thương nhập hàng Tết vì lo không bán được. Họ cũng không có vốn nhiều như mọi năm nên không nghĩ đến mùa kinh doanh Tết.

Vì vậy, ban quản lý chợ Bình Thới phối hợp với ngân hàng, ban ngành đoàn thể để hỗ trợ tiểu thương vay vốn lãi suất ưu đãi chỉ 1,2% hoặc Hội Phụ nữ cho vay với lãi suất 0,7%/năm. Đây là mức ưu đãi tốt để tiểu thương chuẩn bị hàng cuối năm. Để hút khách, tiểu thương chợ Bình Thới cũng được vận động niêm yết giá đầy đủ, đảm bảo an toàn thực phẩm. Chợ xin chủ trương nâng cấp cho sạch đẹp, khang trang để thu hút khách.

Đã cuối năm, sắp Tết rồi mà chợ ế thấy thương! - Ảnh 3.

Tiểu thương không dám nhập hàng Tết mới vì lo không có khách. Ảnh: P.Minh

Đại diện chợ Bình Tây, quận 6 cũng cho biết việc nắm bắt tình hình kinh doanh của tiểu thương được đơn vị cập nhật liên tục, từ đó có giải pháp hỗ trợ kịp thời. Ban quản lý hỗ trợ xúc tiến thương mại, tham gia tháng khuyến mãi tập trung, chương trình bình ổn thị trường. Để làm mới sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, ban quản lý cũng hỗ trợ tiểu thương tiếp cận doanh nghiệp sản xuất để nguồn hàng phong phú và đa dạng hơn. 

“Hiện nay có nhiều kênh bán hàng chứ không tập trung truyền thống nữa. Chúng tôi hướng tiểu thương bán hàng 4.0, vận động kinh doanh trực tuyến, bán hàng trên Lazada, Shopee. Nếu không theo kịp thì rất dễ đào thải. Nhiều tiểu thương hiện cũng rất chủ động”, vị này nói.

Bà Huỳnh Thị Mỹ Nương - Tổng giám đốc Công ty Đào tạo lãnh đạo và dịch vụ phát triển bền vững, đánh giá nhu cầu mua sắm sau dịch thay đổi, người dân có xu hướng mua hàng online nhiều hơn. Tiểu thương chợ chậm thay đổi nên vốn ế nay càng ế hơn. 

“Thực tế phần lớn tiểu thương hiện nay đã nhận thức được vấn đề này, tuy nhiên, việc thực hành mua bán qua mạng cũng không dễ do hầu hết đều là người lớn tuổi. Các buổi tập huấn thực chiến về bán hàng trên mạng dành cho tiểu thương, nhất là những người có ảnh hưởng tại chợ là rất cần thiết”, bà Nương nói.

Ngoài thay đổi hình thức bán hàng, theo bà Nương, sản phẩm, dịch vụ tại chợ phải ngày càng được nâng cao về chất lượng, mẫu mã theo nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao ngân hàng Republic First Bank phá sản?

Vì sao ngân hàng Republic First Bank phá sản?

Nước Mỹ vừa ghi nhận ngân hàng đầu tiên bị phá sản trong năm 2024. Lý do là Republic First Bank đã phải chịu nhiều sức ép vì chi phí cao và biên lợi nhuận giảm.

Lượng khách qua đường hàng không dịp cao điểm lễ sụt giảm

Lượng khách qua đường hàng không dịp cao điểm lễ sụt giảm

Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khai thác trung bình mỗi ngày khoảng 720 chuyến bay, thấp hơn các dịp cao điểm trước đó

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Trời nắng gay gắt, vì vậy, người dân, du khách tại TP.HCM đổ về các trung tâm thương mại để vui chơi, ăn uống, trốn nóng. Khách phải xếp hàng chờ đến lượt trước các nhà hàng, quán ăn.

Giọt nước mát giữa mùa nắng hạn

Giọt nước mát giữa mùa nắng hạn

Nằm trong chương trình vận chuyển nước sạch đến với người dân vùng nắng hạn, hôm nay (29/4), những chuyến xe mang tên " Cùng TTC – Mát lòng mùa nắng hạn" đã có mặt tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre để chuyển nước sạch đến bà con nơi đây.

Nguồn nước nghĩa tình, giúp bà con mát lòng mùa nắng hạn

Nguồn nước nghĩa tình, giúp bà con mát lòng mùa nắng hạn

“Cùng TTC – mát lòng mùa nắng hạn” là hoạt động nằm trong chương trình mang nước sạch đến với bà con vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong những ngày nắng hạn do Tập đoàn TTC phát động.

Ngân hàng nào dồn 1/3 vốn cho vay vào bất động sản?

Ngân hàng nào dồn 1/3 vốn cho vay vào bất động sản?

Tổng dư nợ cho vay bất động sản tại VPBank hiện nay khoảng 90.000 tỷ đồng, chiếm 34-35% tổng số dư nợ của nhà băng này, lãnh đạo VPBank cho biết tại Đại hội đồng cổ đông 2024 của ngân hàng vào hôm nay 29/4.