Thứ bảy, 27/04/2024

Để Hà Nội là trung tâm, động lực phát triển vùng và cả nước

02/09/2022 6:00 AM (GMT+7)

Trong những năm vừa qua, Hà Nội với vai trò là Thủ đô đã có nhiều cách làm sáng tạo, quyết liệt, nỗ lực, đạt được những kết quả khá toàn diện và có nhiều dấu ấn nổi bật.

Trong đó không thể không kể đến vai trò với vùng, bao gồm cả Vùng Thủ đô, Vùng đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Song khách quan nhìn nhận thì Hà Nội chưa phát huy đồng bộ thế mạnh, tiềm năng của Thủ đô.

Để Hà Nội là trung tâm, động lực phát triển vùng và cả nước - Ảnh 1.

Người dân xem quy hoạch chung phát triển TP Hà Nội. Ảnh: Công Hùng

Còn hạn chế trong liên kết vùng

Thực tế, trong nhiều năm qua và trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2031 - 2030, Nhà nước đã chú trọng đến phát triển theo vùng để phát huy lợi thế đặc thù của mỗi vùng về vị trí, địa chính trị, nguồn nhân lực, điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng. Mỗi vùng đều có cơ chế chính sách đặc thù trên cơ sở xây dựng vùng thành một thể thống nhất. Ngoài các vùng kinh tế, kinh tế trọng điểm còn các vùng đặc thù trong đó có Vùng Thủ đô.

Vùng Thủ đô được chú trọng phát triển liên kết từ năm 2003 với 8 tỉnh, TP gồm: Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Hòa Bình. Năm 2008 đã có quy hoạch vùng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi Hà Nội điều chỉnh địa giới. Đến năm 2012, Vùng Thủ đô được điều chỉnh gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình và mở rộng thêm 3 tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang với diện tích hơn 24.300km2, dân số gần 18 triệu người.

Để có định hướng phát triển và liên kết, tháng 5/2016 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 768/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu là vùng đô thị đa cực, tập trung, vùng phát triển kinh tế tổng hợp, có môi trường sống, cảnh quan phong phú mang đậm bản sắc dân tộc và phát triển theo hướng hiện đại từ tiềm năng, sức mạnh nội tại, truyền thống lịch sử.

Quy hoạch Vùng đã xác định: Hà Nội có vị thế là Thủ đô, trung tâm đầu não hành chính, chính trị quốc gia; trung tâm văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước; là một trong những trung tâm lớn về kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mục tiêu này đã cụ thể hóa trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được T.Ư, Quốc hội thông qua và Chính phủ phê duyệt năm 2011.

Thời gian qua, để thể hiện trách nhiệm với Vùng Thủ đô, Hà Nội đã có nhiều nỗ lực, chủ động, đạt được kết quả nhất định. Song cũng cần nhìn nhận còn những tồn tại. Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị (Nghị quyết 15) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã chỉ ra: “Hà Nội chưa thể hiện rõ vai trò là trung tâm, động lực tăng trưởng và phát triển của Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước”.

Trong Luật Thủ đô (2013) cũng đã xác định trách nhiệm của Thủ đô là: chủ động phối hợp và hỗ trợ các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư trong Vùng Thủ đô và cả nước thông qua việc mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác cùng phát triển”. Qua tổ chức thực hiện cũng như nghiên cứu sửa đổi bổ sung Luật Thủ đô gần đây cho thấy việc thực hiện liên kết còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển, cần đổi mới trong thời gian tới. 

Từ những hạn chế được chỉ ra, để thực hiện mục tiêu phát triển Thủ đô đến 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định trong Nghị quyết 15, không thể không quan tâm đến mối quan hệ với Vùng: Vùng Thủ đô, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Bài học kinh nghiệm từ các nước phát triển cũng cho thấy, để phát triển bền vững cần có sự liên kết vùng liên tỉnh, vùng liên huyện. Việc liên kết không chỉ là phát huy thế mạnh từng địa phương mà còn hỗ trợ, tạo động lực để giải quyết áp lực, khó khăn cho từng địa phương, tạo các chuỗi liên kết hình thành năng lực của cả nước.

Để Hà Nội là trung tâm, động lực phát triển vùng và cả nước - Ảnh 2.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Cần cơ chế đặc thù để Hà Nội phát huy vai trò

Trong bối cảnh Hà Nội đang điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng (phê duyệt năm 2011), đồng thời đang lập Quy hoạch Thủ đô giai đoạn 2021 - 2030, các tỉnh trong Vùng cũng đang xây dựng Quy hoạch tỉnh, hệ thống quy hoạch quốc gia (theo Luật Quy hoạch 2017) cũng đang phấn đấu để hoàn chỉnh. Hơn nữa trong quy hoạch ngành kỹ thuật của Hà Nội như quy hoạch cấp nước, thoát nước, quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch chất thải rắn, đã được Chính phủ phê duyệt.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các quy hoạch này cũng bộc lộ nhiều khó khăn, để giải quyết được phải tính đến yếu tố liên kết vùng. Do vậy, cùng với xây dựng Quy hoạch Thủ đô giai đoạn 2021 - 2030 cần có nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô đã được duyệt năm 2016.

Bên cạnh đó, để Hà Nội phát triển và phát triển chuỗi liên kết kinh tế cũng như quản lý phân bố dân cư hợp lý, giảm áp lực tăng dân số cơ học vào Thủ đô. Đồng thời tạo thuận lợi triển khai mạng lưới giao thông liên vùng thì trong hợp tác đầu tư cần có đổi mới gắn với tăng quyền hạn cho Thủ đô để “cả nước vì Hà Nội và Hà Nội vì cả nước”.

Trước hết là xác định vai trò, nhiệm vụ của Hà Nội trong Hội đồng điều phối Vùng (thành viên điều phối) và được áp dụng cơ chế đặc thù về sử dụng vốn ngân sách, huy động nguồn lực để thực hiện các dự án trong Vùng có liên quan đến Hà Nội. Điều này có ý nghĩa quan trọng để giải quyết các dự án về giao thông (như dự án Vành đai 4 đang triển khai), về xử lý chất thải rắn, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí. Đây là những dự án liên quan đến các địa phương trong vùng cần Hà Nội được chủ động liên kết để giải quyết có hiệu quả và bền vững.

Tại Nghị quyết 06-NQ/TW về phát triển bền vững đô thị Việt Nam được Bộ Chính trị ban hành mới đây đã định hướng “xây dựng mạng lưới đô thị thông minh cấp quốc gia, cấp vùng và kết nối với quốc tế”. Nghị quyết 15 cũng đã đưa ra định hướng “xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước cùng phát triển”. Để đạt được các mục tiêu trên không chỉ Hà Nội phát triển mà còn cần liên kết vùng với cơ chế đổi mới để các tỉnh cùng phát triển, cùng chia sẻ lợi ích.

Qua một số vấn đề nêu trên cho thấy, để phát triển vùng, Hà Nội cần thực hiện tốt vai trò là động lực trung tâm phát triển theo định hướng đã xác định. Khi các vùng đều phát triển, liên kết bền vững cũng sẽ tạo thuận lợi để Hà Nội phát triển xứng tầm là Thủ đô, là TP văn minh - văn hiến - hiện đại. Để thực hiện cần đồng bộ các giải pháp từ nâng cao nhận thức về vai trò Thủ đô, phát huy tiềm năng thế mạnh nội tại và nhất là đổi mới cơ chế, chính sách. Xác định được cơ chế đặc thù cho Thủ đô trong huy động nguồn lực phát triển, quản lý phát triển đô thị, tái thiết đô thị, phân cấp phân quyền…

Hy vọng rằng với sự quan tâm của T.Ư, quyết tâm của cả hệ thống chính trị TP, việc thực hiện hiệu quả liên kết vùng sẽ đưa Hà Nội phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đừng chờ giá chung cư giảm sâu hơn

Đừng chờ giá chung cư giảm sâu hơn

Giá chung cư được dự báo khó có thể giảm sâu hơn, diễn biến đi ngang trong ngắn hạn và sẽ phục hồi đà tăng khi thanh khoản cải thiện hơn thời gian tới.

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

Do hình thức đầu tư BT (xây dựng - chuyển giao) gặp quá nhiều vướng mắc, TP.HCM quyết định bỏ nhiều dự án BT, chuyển sang hình thức đầu tư khác.

Mê mẩn với mẫu nhà vườn 'chữa lành'

Mê mẩn với mẫu nhà vườn 'chữa lành'

Ngôi nhà được gia chủ ví như một khu nghỉ dưỡng tại gia, là nơi "chữa lành" cho tâm hồn khi mọi không gian được bao quanh bởi cây xanh, đảm bảo sự riêng tư và yên tĩnh.

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Ý kiến trên được chuyên gia quy hoạch và kiến trúc đô thị đưa ra sau khi có thông tin chặt hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2 ở TP.HCM

Việt Nam có 2 Cảng hàng không vào Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Việt Nam có 2 Cảng hàng không vào Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Tổ chức Quốc tế Skytrax vừa công kết quả xếp hạng các sân bay trên thế giới năm 2024; trong đó, Việt Nam có 2 Cảng hàng không được vinh danh trong “Top 100 sân bay tốt nhất thế giới” là Cảng HKQT Nội Bài và Cảng HKQT Đà Nẵng.

Bình Dương sẽ thành đầu mối logistics quan trọng của vùng

Bình Dương sẽ thành đầu mối logistics quan trọng của vùng

Bình Dương xem dịch vụ logistics là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển, giai đoạn 2024 - 2030, góp phần chuyển dịch tỷ lệ dịch vụ trong cơ cấu kinh tế năm 2025 đạt 28%.