Thứ tư, 01/05/2024

Điều gì đang làm khó doanh nghiệp gia đình Việt Nam?

13/06/2023 3:47 PM (GMT+7)

Các doanh nghiệp gia đình xác định sự tin tưởng của khách hàng là rất quan trọng (chiếm 75%) nhưng doanh nghiệp hoàn toàn giành được niềm tin từ khách hàng chỉ khoảng 32%, tức cách biệt đến 43%.

Chiều 13/6, PwC Việt Nam công bố báo cáo khảo sát Doanh nghiệp Gia đình Việt Nam năm 2023.

Khảo sát Doanh nghiệp Gia đình 2023 của PwC là một khảo sát toàn cầu về các doanh nghiệp gia đình. Mục đích nhằm tìm hiểu cách các lãnh đạo doanh nghiệp gia đình nhìn nhận về doanh nghiệp của họ và về môi trường kinh doanh. 

Khảo sát được thực hiện từ ngày 20/10/2022 đến ngày 22/1/2023, với sự tham gia từ 2.043 chủ doanh nghiệp ở 82 vùng lãnh thổ, trong đó có 36 đại diện doanh nghiệp gia đình tại Việt Nam.

Doanh nghiệp gia đình Việt Nam đang đối mặt khoảng cách lớn về niềm tin của khách hàng

Ông Trần Văn Thắng - Giám đốc Dịch vụ kiểm toán PwC Việt Nam, cho biết khảo sát doanh nghiệp gia đình năm 2023 nhấn mạnh việc rút ngắn “khoảng cách niềm tin” là chìa khóa để đảm bảo sự phát triển của các doanh nghiệp gia đình trong tương lai. 

Các doanh nghiệp gia đình hiện đang gặp khó khăn trong việc dành ưu tiên cho các yếu tố nền tảng, để xây dựng niềm tin với tất cả các bên liên quan, bao gồm cả công chúng.

Doanh nghiệp gia đình Việt Nam đang đối mặt khoảng cách lớn về niềm tin của khách hàng - Ảnh 1.

PwC Việt Nam công bố báo cáo khảo sát Doanh nghiệp Gia đình Việt Nam năm 2023, chiều 13/6. Ảnh: P.M

Kết quả khảo sát của PwC cho thấy các doanh nghiệp gia đình Việt Nam hiểu rằng xây dựng niềm tin là vấn đề tối quan trọng. 

Trong đó, niềm tin với khách hàng (75%) là đối tượng quan trọng nhất đối với doanh nghiệp gia đình để xây dựng niềm tin. Đạt được sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng là điều cốt yếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, để thành công lâu dài. Trong khi đó, với nhân viên là 61% và nhà đầu tư 61%.

Theo PwC, các doanh nghiệp gia đình hiện đối mặt với vấn đề “khoảng cách niềm tin”.

“Khảo sát của chúng tôi cho thấy các doanh nghiệp gia đình Việt Nam, cũng giống như các doanh nghiệp gia đình trên toàn cầu và khu vực, đang đối mặt với sự thiếu hụt niềm tin. Cụ thể là, các doanh nghiệp gia đình đều đề cao sự tín nhiệm của khách hàng, nhân viên và nhà đầu tư, nhưng họ cho rằng doanh nghiệp chưa hoàn toàn giành được niềm tin từ các bên liên quan chủ chốt này”, PwC nhận định.

Doanh nghiệp gia đình Việt Nam đang đối mặt khoảng cách lớn về niềm tin của khách hàng - Ảnh 2.

Khoảng cách niềm tin của các đối tượng chủ chốt đối với doanh nghiệp. Nguồn: PwC

Với khách hàng, báo cáo cho biết trong khi các doanh nghiệp gia đình xác định sự tin tưởng của nhóm này là rất quan trọng (75%), nhưng số hoàn toàn giành được niềm tin từ khách hàng chỉ khoảng 32%, tức cách biệt đến 43%. 

Trong khi đó, tỷ lệ cách biệt về niềm tin ở nhóm nhân viên và nhà đầu tư có phần thu hẹp hơn, với tỷ lệ cách biệt lần lượt là 11% và 14%.

Theo PwC, rõ ràng các doanh nghiệp gia đình cần phải thu hẹp khoảng cách niềm tin giữa doanh nghiệp gia đình và các bên liên quan chính.

Làm thế nào để doanh nghiệp gia đình cải thiện niềm tin với khách hàng?

Khảo sát CEO Toàn cầu của PwC thấy sau yếu tố điều kiện thị trường, mức độ tin tưởng của khách hàng là quyết định lớn nhất tiếp theo, để tạo nên sự khác biệt về hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, “khách hàng là thượng đế” là câu châm ngôn của tất cả doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp gia đình tại Việt Nam đặc biệt đề cao yếu tố niềm tin của khách hàng. Nhìn nhận tầm quan trọng của việc xây dựng niềm tin từ khách hàng, các doanh nghiệp gia đình đã đặt sự hài lòng của khách hàng làm mục tiêu kinh doanh hàng đầu (86%), bên cạnh mục tiêu doanh thu và lợi nhuận.

 Con số này cao hơn đáng kể so với toàn cầu (77%) và châu Á Thái Bình Dương (76%).

Doanh nghiệp gia đình Việt Nam đang đối mặt khoảng cách lớn về niềm tin của khách hàng - Ảnh 3.

PwC cho rằng ESG đang là vấn đề được khách hàng, nhân viên và nhà đầu tư quan tâm, doanh nghiệp cần chú trọng để cải thiện niềm tin.

Theo PwC, lấy được niềm tin từ khách hàng là vấn đề còn nhiều việc phải làm. 

Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên bắt đầu quan tâm đến các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Ngày nay, khách hàng ngày càng quan tâm đến ESG, nhất là hầu hết khách hàng và nhân thuộc thuộc thế hệ Y và gen Z. 

Đây là lúc các doanh nghiệp gia đình Việt Nam cần nắm bắt cơ hội và chuyển trọng tâm, nguồn lực vào ESG, cũng như cho khách hàng thấy hành động của mình. 

Ông Nguyễn Hoàng Nam - Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ tư vấn ESG, Dịch vụ Kiểm toán và Đảm bảo, PwC Việt Nam, cho biết việc báo cáo các mục tiêu phi tài chính liên quan đến ESG có thể phức tạp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp gia đình có thể bắt đầu từng bước nhỏ, bằng cách tập trung vào các vấn đề ESG chính có liên quan đến ngành và các bên liên quan. 

“Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể chia sẻ về cách họ bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu, vốn là vấn đề mà người tiêu dùng đang rất quan tâm. Hoặc, doanh nghiệp gia đình có thể chia sẻ về các hoạt động trách nhiệm xã hội, từ thiện, mà theo khảo sát của chúng tôi cho thấy, hiện có 72% doanh nghiệp gia đình đang thực hiện những hoạt động này”, ông Nam nói thêm.

Theo PwC, bằng cách minh bạch về các hoạt động kinh doanh và duy trì chất lượng nhất quán trong các sản phẩm hoặc dịch vụ của minh, các doanh nghiệp gia đình có thể tạo nền tảng vững chắc để xây dựng niềm tin với khách hàng. Điều này có thể mang lại thành công lâu dài trong tương lai.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao ngân hàng Republic First Bank phá sản?

Vì sao ngân hàng Republic First Bank phá sản?

Nước Mỹ vừa ghi nhận ngân hàng đầu tiên bị phá sản trong năm 2024. Lý do là Republic First Bank đã phải chịu nhiều sức ép vì chi phí cao và biên lợi nhuận giảm.

Lượng khách qua đường hàng không dịp cao điểm lễ sụt giảm

Lượng khách qua đường hàng không dịp cao điểm lễ sụt giảm

Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khai thác trung bình mỗi ngày khoảng 720 chuyến bay, thấp hơn các dịp cao điểm trước đó

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Trời nắng gay gắt, vì vậy, người dân, du khách tại TP.HCM đổ về các trung tâm thương mại để vui chơi, ăn uống, trốn nóng. Khách phải xếp hàng chờ đến lượt trước các nhà hàng, quán ăn.

Giọt nước mát giữa mùa nắng hạn

Giọt nước mát giữa mùa nắng hạn

Nằm trong chương trình vận chuyển nước sạch đến với người dân vùng nắng hạn, hôm nay (29/4), những chuyến xe mang tên " Cùng TTC – Mát lòng mùa nắng hạn" đã có mặt tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre để chuyển nước sạch đến bà con nơi đây.

Nguồn nước nghĩa tình, giúp bà con mát lòng mùa nắng hạn

Nguồn nước nghĩa tình, giúp bà con mát lòng mùa nắng hạn

“Cùng TTC – mát lòng mùa nắng hạn” là hoạt động nằm trong chương trình mang nước sạch đến với bà con vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong những ngày nắng hạn do Tập đoàn TTC phát động.

Ngân hàng nào dồn 1/3 vốn cho vay vào bất động sản?

Ngân hàng nào dồn 1/3 vốn cho vay vào bất động sản?

Tổng dư nợ cho vay bất động sản tại VPBank hiện nay khoảng 90.000 tỷ đồng, chiếm 34-35% tổng số dư nợ của nhà băng này, lãnh đạo VPBank cho biết tại Đại hội đồng cổ đông 2024 của ngân hàng vào hôm nay 29/4.