Thứ tư, 15/05/2024

Dự báo lạc quan về kinh tế Việt Nam

29/04/2022 1:00 PM (GMT+7)

Các quỹ đầu tư nước ngoài đều đưa ra những dự báo lạc quan về khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam trong năm 2022 và sự tăng trưởng ổn định của dòng vốn đầu tư nước ngoài.


Dự báo lạc quan về kinh tế Việt Nam - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Ảnh: TRẦN HẢI)


Hầu hết dự báo của các quỹ đầu tư nước ngoài đều đưa ra mức tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam khoảng 7,5% dựa trên sự phục hồi mạnh mẽ của các hoạt động như tiêu dùng trong nước, xây dựng và du lịch quốc tế, cũng như gói kích thích tài khóa 15 tỷ USD của Chính phủ. Chuyên gia kinh tế tăng trưởng tại VinaCapital Michael Kokalari cho biết, ông kỳ vọng tiêu dùng hộ gia đình ở Việt Nam sẽ phục hồi từ mức giảm 6% vào năm 2021 lên mức tăng 5% năm 2022. Ngoài ra, sự trở lại của khách du lịch nước ngoài sẽ thúc đẩy tiêu dùng trong nước.

Các cuộc khảo sát gần đây tại Mỹ và một số quốc gia cho thấy, nhu cầu của du khách đi du lịch tại Việt Nam tăng cao. Nhiều tổ chức kỳ vọng sự phục hồi một phần của du lịch quốc tế sẽ thúc đẩy GDP của Việt Nam tăng ít nhất 3% trong năm nay. Ngoài ra, 1/3 tiêu dùng trong gói kích cầu sẽ được sử dụng để phát triển cơ sở hạ tầng và Chính phủ dường như đang tích cực tăng cường đầu tư vào năm 2022. Do đó, Việt Nam được kỳ vọng sẽ đạt tăng trưởng hoạt động xây dựng (6% GDP quốc gia) từ 0,6% năm 2021 lên 10% năm 2022, tương đương với mức trước đại dịch.

Việt Nam tiếp tục là điểm đến của đầu tư nước ngoài, khu vực sản xuất chiếm hơn 20% và đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ dịch bệnh. Thực tế, hai năm sau khi đại dịch bùng phát, Việt Nam là điểm đến của dòng vốn ngoại. Theo Văn phòng Thống kê Liên hợp quốc, trong khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chỉ giảm 3% trong hai năm, thì đầu tư nước ngoài toàn cầu giảm hơn 40% vào năm 2020.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.

Ngân hàng, ăn ở cái tên?

Ngân hàng, ăn ở cái tên?

Ngân hàng LPBank vừa quyết định đổi bộ tên mới. Tên viết tắt bằng tiếng Anh họ vẫn để là LPBank, đây là quyết định phù hợp với thị trường, với nhận thức của người tiêu dùng.