Giá cao su hôm nay 24/6: Giá cao su sàn Tocom dần phục hồi

24/06/2023 09:08 GMT+7
Giá cao su hôm nay 24/6 giảm tiếp trên sàn SHFE - Thượng Hải. Trong đó, tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) giá cao su giảm ở tất cả các kỳ hạn. Tại Sàn Tocom (Tokyo - Nhật Bản) giá cao su dần hồi phục ở một số kỳ hạn.

Giá cao su hôm nay 24/6: Giá cao su giảm ngày thứ 5 liên tiếp trên sàn SHFE

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom), giá cao su kỳ hạn giao tháng 7/2023 ghi nhận mức 201 yen/kg, giảm 0,69%.

Kỳ hạn cao su tháng 8/2023 tăng 0,15%; kỳ hạn cao su tháng 9/2023 tăng 0,2%; kỳ hạn tháng 10/2023 tăng 0,1%; kỳ hạn cao su tháng 11/2023 giảm 0,1%

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 7/2023 đứng ở mức 11.905 nhân dân tệ/tấn.

Giá cao su Thượng Hải kỳ hạn tháng 8/2023 giảm; kỳ hạn cao su tháng 9/2023 giảm, kỳ hạn cao su tháng 10/2023 giảm; kỳ hạn cao su kỳ hạn tháng 11/2023 cũng giảm dưới 1%.

Giá cao su hôm nay 24/6: Giá cao su sàn Tocom dần phục hồi - Ảnh 1.

Giá cao su trực tuyến sàn Tocom, SHFE Thượng Hải, SGX Singapore Cập nhật: 24/06/2023 lúc 08:24:01 (delay 10 phút)

Giá cao su hôm nay 24/6: Giá cao su sàn Tocom dần phục hồi - Ảnh 2.

Giá cao su trực tuyến sàn Tocom, SHFE Thượng Hải, SGX Singapore Cập nhật: 24/06/2023 lúc 08:24:01 (delay 10 phút)

Từ đầu tháng 6/2023 đến nay, giá cao su tại thị trường trong nước biến động nhẹ tại một số vùng nguyên liệu. Cụ thể, giá mủ nước tại Đắk Lắk giảm nhẹ về ngưỡng 240-245 đồng/độ; tại Hồ Chí Minh giá mủ nước lại điều chỉnh tăng 5 đồng/độ, lên 270 đồng/độ; còn các vùng nguyên liệu khác giá cao su duy trì ổn định ở mức 245 - 290 đồng/độ. Tại các công ty như Công ty Cao su Phú Riềng, Công ty Cao su Phước Hòa, Công ty Cao su Đồng Phú, Công ty Cao su Bình Long, giá mủ nước duy trì trong khoảng 269 - 280 đồng/độ.

Nhu cầu cao su tự nhiên của thế giới vẫn trong xu hướng tăng và sự chênh lệch cung thấp hơn cầu là cơ hội lớn để Việt Nam gia tăng sản lượng cao su tự nhiên, tăng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, ngành cao su cũng có nhiều thuận lợi khi được Nhà nước công nhận là “cây đa mục tiêu”, vừa góp phần phát triển kinh tế đất nước, vừa cải thiện điều kiện kinh tế – xã hội cho vùng nông thôn, đồng thời phủ xanh đất trống, rừng nghèo để góp phần bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, Hiệp hội Cao su Việt Nam cho rằng sự cạnh tranh giữa các nước sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên ngày càng trở nên gay gắt hơn về giá thành, chất lượng sản phẩm, uy tín thương mại và khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn về bền vững ngày càng khắt khe. Mặt khác, cơ cấu và chủng loại cao su tự nhiên của Việt Nam còn lệ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ tại Trung Quốc. Khi các hiệp định thương mại tự do đã ký kết, cao su tự nhiên nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng thuế suất bằng 0%, sẽ khuyến khích doanh nghiệp ưu tiên chọn nguồn nhập khẩu từ các nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia.

Do đó ngành cao su xác định việc đẩy mạnh phát triển theo hướng bền vững và tập trung xây dựng thương hiệu ngành là hai trụ cột chính để đáp ứng xu hướng thị trường và yêu cầu của khách hàng quốc tế cũng như nâng cao giá trị sản phẩm. Hiện đã có nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC), chứng chỉ chuỗi hành trình cho các vườn cây cao su.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 5/2023, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 117,08 nghìn tấn, trị giá 158,17 triệu USD, tăng 33,4% về lượng và tăng 29,9% về trị giá so với tháng 4/2023; So với tháng 5/2022 tăng 2,6% về lượng, nhưng giảm 18,8% về trị giá. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp lượng cao su xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cao su đạt 586,36 nghìn tấn, trị giá 810,97 triệu USD, giảm 2,1% về lượng và giảm 22,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.


Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục