dd/mm/yyyy

Giá hạt tiêu nội địa bất ngờ suy yếu sau chuỗi ngày tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay (1/3) dao động từ 92.000 – 95.000 đồng/kg. Trong đó, giá tiêu tăng cao nhất 95.000 đồng/kg được ghi nhận tại Đắk Lắk, trong khi một số địa phương đồng loạt giảm 500 – 1.500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay ở trong nước (1/3): Giá tiêu doanh nghiệp xuất khẩu

-Tiêu khô sạch đẹp có giá 93.700 đồng/kg

-Tiêu lửng sạch ở mức 70.000 đồng/kg

-Tiêu lép sạch neo ở mức 50.000 đồng/kg

Giá tiêu tươi

Giá tiêu tươi tiếp tục ổn định ở mức 25.000 đồng/kg, cho chuỗi đẹp, hái lựa, không rớt quả, sạch lá; tương tự, giá tiêu tươi loại xô không thay đổi ở mức 20.000 đồng/kg.

Giá hạt tiêu nội địa bất ngờ suy yếu sau chuỗi ngày tăng mạnh- Ảnh 1.

Thị trường hạt tiêu ngày 01/3: Giá nội địa bất ngờ suy yếu sau chuỗi ngày tăng mạnh

Giá tiêu vùng nguyên liệu

Giá tiêu hôm nay đồng loạt giảm từ 500 – 1.500 đồng/kg, tại một số tỉnh thu mua trọng điểm.

Trong đó, tại Đắk Lắk giá tiêu hôm nay, sau ngày hôm qua giảm thì hôm nay giá tiêu bật tăng trở lại tăng 2.000 đồng/kg, lên mức 95.000 đồng/kg.

Tại Đắk Nông, giá tiêu hôm nay quay đầu giảm 1.500 đồng/kg, xuống mức 93.000 đồng/kg.

Tại Gia Lai, giá tiêu hôm nay cũng giảm 1.000 đồng/kg, xuống 92.000 đồng/kg.

Tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay cũng ghi nhận giảm 500 đồng/kg, xuống mức 92.000 đồng/kg.

Tương tự, tại Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 500 đồng/kg, xuống 93.000 đồng/kg.

Tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay giảm mạnh 1.500 đồng/kg, xuống 93.500 đồng/kg.

Giá hạt tiêu nội địa bất ngờ suy yếu sau chuỗi ngày tăng mạnh- Ảnh 2.

Nguồn thông tin giá: Viện chính sách

Giá tiêu trực tuyến hôm nay (1/3)

Cập nhật giá tiêu trên thế giới theo Hiệp hội tiêu Quốc tế, kết thúc phiên giao dịch sáng nay, giá tiêu Indonesia giảm; giá tiêu Brazil tăng nhẹ; giá tiêu Malaysia ổn định. Trong đó:

Giá tiêu đen Lampung (Indonesia) giảm 0.26 USD/tấn, xuống mức 3.891 USD/tấn.

Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 tăng 50 USD/tấn, lên mức 4.400 USD/tấn; giá tiêu đen Malaysia ASTA vẫn giữ mức 4.900 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok giảm 0.26 USD/tấn, xuống mức 6.135 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA tiếp tục ổn định 7.300 USD/tấn.

Giá hạt tiêu nội địa bất ngờ suy yếu sau chuỗi ngày tăng mạnh- Ảnh 3.

Nguồn thông tin giá: Viện chính sách

Giá hạt tiêu nội địa bất ngờ suy yếu sau chuỗi ngày tăng mạnh- Ảnh 4.

Thị trường hạt tiêu ngày 01/3: Giá nội địa bất ngờ suy yếu sau chuỗi ngày tăng mạnh

Do ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, vụ thu hoạch năm nay đã gặp khó khăn, dẫn đến năng suất của nhiều vùng trồng tiêu giảm khoảng 20-30% so với vụ năm ngoái. Tuy nhiên, nguyên nhân chính của sự giảm này là do diện tích cây trồng tiêu giảm mạnh sau nhiều năm giá tiêu đứng ở mức thấp.

Trong khi đó, trong những tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tiêu đã tăng trưởng tốt. Nhu cầu tăng lên trong khi nguồn cung giảm, điều này đã đẩy giá tiêu lên cao.

Tháng 02/2024 dù là thời điểm thu hoạch rộ vụ mới nhưng giá tiêu trong nước vẫn tăng từ 10.000 - 11.500 đồng/kg, do lo ngại thiếu hụt nguồn cung. Và cũng vì nguyên nhân này, giá tiêu thời gian tới được dự báo sẽ tăng trở lại, theo ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê.

Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu tiêu trong tháng 02/2024 ước đạt 16 nghìn tấn, thu về 65,3 triệu USD, giảm 8,4% về lượng và giảm 6,5% về trị giá so với tháng 01/2024.

Nhận định về ngành hạt tiêu Việt Nam, VPSA cho rằng bên cạnh thách thức về việc thu hẹp diện tích trước sự cạnh tranh với một số cây trồng khác, ngành hạt tiêu còn đối mặt với hàng loạt yêu cầu mới của các nước nhập khẩu, đòi hỏi cả hiệp hội, doanh nghiệp và người nông dân phải có sự chuẩn bị và ứng phó phù hợp.

Được biết, theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2024 cả nước xuất khẩu 17.467 tấn hạt tiêu, tương đương 69,87 triệu USD, giá trung bình gần 4.000 USD/tấn, giảm 13,9% về lượng, giảm 9,9% về kim ngạch nhưng tăng 4,,6% về giá so với tháng 12/2023; còn so với tháng 1/2023 thì tăng 39,2% về khối lượng, tăng 61,7% về kim ngạch và tăng 16,2% về giá.

Thị tường Mỹ đứng đầu về tiêu thụ hạt tiêu của Việt Nam, chiếm 27,7% trong tổng lượng và chiếm 28,7% trong tổng kim ngạch hạt tiêu xuất khẩu của cả nước, đạt 4.831 tấn, tương đương trên 20,02 triệu USD, giá trung bình 4.144 USD/tấn, giảm 23% về lượng, giảm 20,4% về kim ngạch nhưng tăng nhẹ 3,4% về giá so với tháng 12/2023; so với tháng 1/2023 tăng mạnh 45,5% về lượng, tăng 42,6% về kim ngạch nhưng giảm 2% về giá.

Tiếp sau đó là thị trường Đông Nam Á chiếm 8% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 1.386 tấn, tương đương 5,61 triệu USD, giá trung bình 4.046 USD/tấn, tăng 0,2% về lượng, tăng 16% về kim ngạch và tăng 15,8% về giá so với tháng 12/2023; so với tháng 1/2023 tăng mạnh 61% về lượng, tăng 77,5% về kim ngạch và tăng 10,3% về giá.

Thị trường Ấn Độ đứng thứ 3 đạt 1.384 tấn, tương đương 5,59 triệu USD, giá 4.037 USD/tấn, tăng 36,9% về lượng, tăng 31,5% về kim ngạch nhưng giảm 3,9% về giá so với tháng 12/2023; và cũng tăng mạnh 173% về lượng, tăng 243% kim ngạch và tăng 25,8% về giá so với tháng 1/2023, chiếm 7,9% trong tổng lượng và chiếm 8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước.

Xuất khẩu sang thị trường EU đạt 2.971 tấn, tương đương 12,78 triệu USD, tăng 175,9% về lượng, tăng 214% kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Nguyễn Phương