Thứ bảy, 04/05/2024

Giá nhiều mặt hàng vẫn đứng dù giá xăng dầu giảm sâu

30/07/2022 1:00 PM (GMT+7)

Những tháng gần đây, giá xăng dầu liên tục tăng khiến giá hàng hóa, dịch vụ tăng cao. Tuy nhiên, từ ngày 11/7 tới nay, giá xăng đã giảm tổng cộng gần 7.000 đồng/lít, giá cả nhiều loại mặt hàng thiết yếu ở TP.HCM vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Theo ghi nhận của phóng viên, vào thời điểm giá xăng tăng liên tục, nhiều mặt hàng thiết yếu khác, nhất là thực phẩm cũng tăng theo. Tuy nhiên, đến thời điểm này, khi giá xăng E5RON92 về mức 25.073 đồng/lít; xăng RON95-III về mức 26.070 đồng/lít thì nhiều mặt hàng đã trót tăng theo vẫn “neo” ở mức như cũ.

Tại các chợ truyền thống như chợ Bình Triệu (TP. Thủ Đức), chợ Hạnh Thông Tây (quận Gò Vấp), chợ Tân Mỹ (Quận 7)…  và nhiều siêu thị, cửa hàng thực phẩm, lương thực, thực phẩm vẫn chưa giảm giá. Cụ thể, thịt heo đang được bán với giá từ 90- 160 nghìn đồng/kg tùy loại, giá thịt bò trung bình 200.000 đồng/kg, bắp cải khoảng 40.000 đồng/kg, cà chua, đậu cove 30.000 đồng/kg...đều giữ mức cao hơn thời điểm xăng dầu chưa tăng giá.

Giá nhiều mặt hàng vẫn đứng dù giá xăng dầu giảm sâu - Ảnh 1.

Người dân tại siêu thị E-Mart ngóng chờ giá hàng hóa giảm theo giá xăng. (Ảnh: Hoàng Minh)

“Nói chung giá hàng hóa không có giảm. Hàng hóa lên rồi đứng giá đó chứ không có giảm. Các loại hàng thịt heo, thịt gà, gia súc tới giờ vẫn cứ đứng giá chứ chưa có hạ, còn sốt giá. Người ta nói đầu vào heo cao thì người ta cứ bán cho mình cao thôi” - anh Hồ Ngọc Tứ, một người dân sống tại Phường 9, Quận 3 nói.

Là thương lái phân phối dưa hấu tới các chợ truyền thống như chợ Ngã Ba Bầu (Quận 12) chợ Thị Nghè (quận Bình Thạnh) chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình) anh Thái Văn Cường cho biết, từ khi xăng dầu giảm giá, anh đã nhiều lần đề xuất chủ vườn dưa giảm giá theo. Sau nhiều lần thương lượng, chủ vườn dưa đồng ý hạ giá nhẹ vào ngày 1/8.

“Giờ vườn chưa có giảm, giá dưa có giảm thì phải hết tuần này mới hạ giá. Bên nhà vườn báo là hết tuần này sẽ giảm nhưng chỉ có mấy trăm đồng thôi chứ không có bớt nhiều” - anh Cường chia sẻ.

Theo Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM, nhiều mặt hàng tiêu dùng có thể sẽ được các doanh nghiệp xem xét hạ giá 5-10% nếu giá xăng, giá nguyên liệu sản xuất không tăng trong thời gian tới. Đại diện các siêu thị như Mega Market, Lotte Mart, Winmart... chia sẻ, đơn vị sẽ sớm đề nghị các nhà cung cấp giảm giá bán các loại thực phẩm thiết yếu.

Giá nhiều mặt hàng vẫn đứng dù giá xăng dầu giảm sâu - Ảnh 2.

Anh Thái Văn Cường cho biết, giá dưa hấu sẽ giảm 500-700 đồng/kg vào đầu tháng 8/2022. (Ảnh: Hoàng Minh)

Lý giải về nguyên nhân giá thực phẩm chưa giảm theo giá xăng dầu, chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng- Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Bền vững TP.HCM (IRSH) cho rằng, giá xăng dầu thời gian qua tăng- giảm không bền vững gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tính toán giảm giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp sản xuất lo ngại xăng chỉ giảm giá tạm thời rồi lại sẽ tăng lên kéo theo giá bán liên tục biến động, không ổn định. Vì vậy, doanh nghiệp cần thêm nhiều thời gian rồi mới tính đến chuyện điều chỉnh giá hàng hóa hạ xuống.

“Có một nghịch lý là giá xăng tăng thì tất cả các loại hàng hóa khác đều tăng nhưng khi giá xăng giảm thì các mặt hàng khác lại giảm chậm hơn. Đó là điều nghịch lý. Các mặt hàng khác khi thấy giá xăng giảm, họ cho rằng cần phải chờ thêm thời gian, mà cái chờ thêm thời gian là phải có một độ trễ rất nhiều. Cho nên các mặt khác đều đang cầm chừng, dự báo dự đoán, sợ rằng xăng sẽ tăng trở lại cho nên họ chưa có giảm” - chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng nói.

Vẫn theo chuyên gia Nguyễn Hoàng Dũng, điều quan trọng nhất hiện nay là phải có những chính sách hợp lý để tránh giá xăng dầu liên tục biến động. Tuy nhiên, nguồn cung xăng dầu ở nước ta lệ thuộc 80% vào thị trường nước ngoài nên Việt Nam không thể tự quyết định giá bán. Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành đang nỗ lực cải thiện nhiều cơ chế, chính sách, tạo hàng lang pháp lý trong điều hành, quản lý xăng dầu tốt hơn, để giữ giá cả ổn định nhất có thể.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu sắp diễn ra tại TP.HCM

Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu sắp diễn ra tại TP.HCM

Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu là nơi hội tụ các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín hàng đầu của TP.HCM và Việt Nam, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu mua hàng đa dạng của các nhà mua hàng quốc tế.

Quý I/2024, Vietjet ghi nhận tăng trưởng vượt trội, tạo sức bật mạnh mẽ cho cả năm

Quý I/2024, Vietjet ghi nhận tăng trưởng vượt trội, tạo sức bật mạnh mẽ cho cả năm

Vượt qua khó khăn chung của ngành hàng không về thiếu hụt tàu bay, Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đã ghi nhận kết quả kinh doanh vượt trội trong quý I/2024, tạo sức bật mạnh mẽ cho cả năm.

Siêu thị đua giảm giá 5 ngày nghỉ lễ

Siêu thị đua giảm giá 5 ngày nghỉ lễ

Các siêu thị, hệ thống bán lẻ đang đua giảm giá, khuyến mãi dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Nghỉ đến 5 ngày nên các mặt hàng tươi sống giảm giá sâu để người dân mua sắm, mở tiệc tại nhà.

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Bà Mai Kiều Liên khẳng định: "Vinamilk đang trong thời điểm lý tưởng để thay đổi và tạo ra một chu kỳ tăng trưởng mới, vượt qua các thách thức trước mắt và nắm bắt các cơ hội tăng trưởng một cách hiệu quả nhất".

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh thu bán lẻ trên 5 sàn Thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với Q1/ 2023, chưa bao gồm doanh thu từ các phiên livestream.

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

TP.HCM, đầu tàu kinh tế của khu vực phía Nam, vẫn là thỏi nam châm cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ. Các kênh hiện đại như chuỗi bán lẻ và trung tâm mua sắm ghi nhận nhiều địa chỉ mới.