Chủ nhật, 28/04/2024

Giá thanh long bèo bọt chỉ còn 200 đồng/kg, nông dân bỏ bê vườn cây

07/03/2022 1:00 PM (GMT+7)

Giá thanh long nghịch vụ phải bán 10.000 đồng/kg mới mong huề vốn. Thế nhưng, giá thanh long Bình Thuận hiện chỉ bán dao động từ 500-2.000 đồng/kg. Thậm chí ở nhiều vườn, thương lái chỉ trả giá thanh long còn 200 đồng/kg.

Giá thanh long bèo bọt

Hiện nay, nông dân tỉnh Tiền Giang đang thu hoạch rộ vụ thanh long nghịch mùa. Đây là đợt thứ 2 kể từ trước tết Nguyên đán  đến nay.

Thế nhưng giá bán thanh long giảm sâu. Hiện giá thanh long ruột đỏ loại 1 được thu vào khoảng 7.000 đồng/kg, giá thanh long loại 2 chỉ 4.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thành sản xuất bình quân khoảng 10.000 đồng/kg.

Toàn tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 9.700ha thanh long. Sản lượng thu hoạch trong tháng 3 này ước khoảng 12.000 tấn.

Giá thanh long ruột đỏ loại 1 ở Tiền Giang khoảng 7.000 đồng/kg. Ảnh: Trần Khánh

Giá thanh long ruột đỏ loại 1 ở Tiền Giang khoảng 7.000 đồng/kg. Ảnh: Trần Khánh

Với giá bán thanh long như hiện nay, mỗi kg thanh long, nông dân bị lỗ khoảng 3.000 đồng/kg. Việc tái sản xuất vụ mùa mới chắc chắn gặp nhiều khó khăn.

Giá thanh long ruột trắng ở thủ phủ Bình Thuận cũng đang trong tình cảnh thê thảm.  

Ông Nguyễn Văn Dũng, nông dân trồng thanh long ở xã Hàm Liêm (huyện Hàm Thuận Bắc) cho biết, hơn 5 tấn trái thanh long của ông đã chín đỏ từ 10 ngày trước. Đến nay ông vẫn chưa bán được hàng.

Ông Dũng kể, qua nhiều lần liên lạc, thương lái có ghé đến vườn 2 lần. Lần đầu tiên, thương lái trả giá thanh long 1.000 đồng/kg, gia đình anh không bán.

Lần mới đây, họ quay lại trả giá 1 triệu đồng để thu mua hết cả vườn thanh long. "Cả vườn thanh long hơn 5 tấn trái. Tính ra, giá thanh long chỉ 200 đồng/kg, làm sao mà bán được", ông Dũng nói.

Ông Nguyễn Văn Dũng cho biết, thương lái trả 1 triệu đồng để thu mua hơn 5 tấn trái. Tính ra giá thanh long chỉ 200 đồng/kg. Ảnh: Trần Khánh

Ông Nguyễn Văn Dũng cho biết, thương lái trả 1 triệu đồng để thu mua hơn 5 tấn trái. Tính ra giá thanh long chỉ 200 đồng/kg. Ảnh: Trần Khánh

Ngụ cùng xã Hàm Liêm, chưa bao giờ ông Trần Đức Trung thấy giá thanh long tuột dốc không phanh như vậy.  

Để làm thanh long nghịch vụ, người dân phải chong đèn và tốn công chăm sóc nhiều hơn mùa thanh long chính vụ.

Hiện nay, từ chi phí tiền điện, công cán, đến phân bón đều tăng cao. Nông dân phải bán với giá 10.000 đồng/kg mới mong huề vốn.

Tuy nhiên, giá thanh long nhiều tháng qua ở mức rất thấp. Hiện chỉ dao động từ 500-2.000 đồng/kg. Thậm chí thương lái còn không thu mua, hoặc nếu có mua cũng rất nhỏ giọt.

"Nếu tiếp tục đầu tư sản xuất, nông dân sẽ bị lỗ vốn nặng. Giải phải tạm thời ngưng sản xuất thanh long là quyết định của nhiều nông dân hiện nay", ông Trung cho biết.

Xe container ùn tắc đẩy giá thanh long xuống vực

Theo các thương lái, việc thu mua thanh long ngưng trệ do các cửa khẩu biên giới phía Bắc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.  Tình trạng xe hàng thanh long bị tồn ứ tại các cửa khẩu khinees các doanh nghiệp rơi vào tình thế khó khăn.

Giá thanh long ruột đỏ loại 1 ở Tiền Giang khoảng 7.000 đồng/kg. Ảnh: Trần Khánh

Thanh long Bình Thuận đang chín đầy vườn nhưng ít thương lái thu mua. Ảnh: Trần Khánh

Bà Nguyễn Thị Thủy, chủ cơ sở thu mua thanh long xuất khẩu Thủy Đại ở huyện Hàm Thuận Nam cho biết, cửa khẩu hiện nay chỉ cho thông quan nhỏ giọt. Mỗi ngày chỉ có khoảng 10-40 xe container được thông quan.

Các doanh nghiệp xuất khẩu không dám mạo hiểm đưa thanh long biên giới vì sợ bị ùn tắc như như các đợt vừa qua.

Còn nếu cho xe container quay đầu về nội địa, thanh long xuất khẩu cũng đồng nghĩa gần như đổ bỏ. Trong khi chi phí vận chuyển rất tốn kém.

"Tình hình hiện nay khiến các chủ vựa thanh long hoặc các doanh nghiệp lớn ngừng thu mua", bà Thủy giải thích.

Ông Huỳnh Cảnh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận cho biết, việc xuất khẩu thanh long bằng đường bộ đang ách tắc.

Trong khi đó, xuất khẩu bằng đường biển hiện không đi được nhiều do tình trạng khan hiếm container, cũng như chi phí vận chuyển quá cao.

Một chuyến vận chuyển thanh long bằng đường biển bình quân khoảng 160 triệu đồng/container, cao gấp 4 lần so với trước đây.

"Chi phí đội lên cao nhưng khi sang thị trường Trung Quốc, thnh long bán rất chậm hoặc bán với giá thấp. Doanh nghiệp rất khó thu mua tiếp cho nông dân", ông Cảnh giải thích.

Thanh long ruột trắng và thanh long ruột đỏ đang được bày bán tại siêu thị Aeon Mall, Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh

Thanh long ruột trắng và thanh long ruột đỏ đang được bày bán tại siêu thị Aeon Mall, Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh

Toàn tỉnh Bình Thuận có khoảng tỉnh là 33.700ha thanh long, với sản lượng đạt 700.000 tấn/năm.  

Những năm qua, trái thanh long Bình Thuận chủ yếu là xuất khẩu, chiếm khoảng 85% sản lượng. Trong đó chỉ có từ 2-3% sản lượng đi theo đường chính ngạch. Còn lại là mua bán theo hình thức biên mậu qua thị trường Trung Quốc.

Còn theo Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, toàn tỉnh hiện còn khoảng 70.000 tấn thanh long bước vào kỳ thu hoạch trong tháng 3/2022.

Ngoài việc xuất qua cửa khẩu đang ùn ứ, công suất chứa của các kho lạnh ở Bình Thuận cũng đã quá tải.

Ông Phan Văn Tuấn – Phó giám đốc Sở NNPTNT Bình Thuận cho biết, địa phương đang tăng cường quản lý các vùng trồng. Sở cũng tăng cường kiểm tra và hướng dẫn thực hiện quy định phòng chống dịch Covid-19 tại các cơ sở đóng gói nhằm đảm bảo quy định xuất khẩu.

Tỉnh Bình Thuận kiến nghị các bộ ngành liên quan sớm có giải pháp tháo gỡ việc xuất khẩu qua đường biển để hỗ trợ cho việc tiêu thụ. Trước mắt, Bình Thuận vẫn tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nội địa. 

"Về lâu dài, ngành nông nghiệp Bình Thuận đang định hướng cho các hợp tác xã và doanh nghiệp liên kết với nhau để ký hợp đồng với đối tác. Từ đó có kế hoạch sản xuất phù hợp", ông Tấn chia sẻ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao ghế chủ tịch Bamboo Capital được chuyển cho doanh nhân nước ngoài?

Vì sao ghế chủ tịch Bamboo Capital được chuyển cho doanh nhân nước ngoài?

Doanh nhân Kou Kok Yiow từ Singapore được bầu làm chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bamboo Capital ngày 27/4 để thay ông Nguyễn Hồ Nam, người sẽ đảm nhiệm vị trí chủ tịch Hội đồng chiến lược của tập đoàn.

Hướng tới công nghệ AI, TP.HCM hy vọng hợp tác với NVIDIA

Hướng tới công nghệ AI, TP.HCM hy vọng hợp tác với NVIDIA

TP.HCM mong muốn hợp tác với Tập đoàn NVIDIA để phát triển công nghệ Al ứng dụng vào nhiều lĩnh vực tại Thành phố.

Xu hướng quần lửng trẻ trung, tôn dáng

Xu hướng quần lửng trẻ trung, tôn dáng

Chị em nên bổ sung quần lửng cho tủ đồ để phong cách mùa hè thêm mới mẻ.

Đặc sắc Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn

Đặc sắc Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn

Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn, Quận 1, TP.HCM đang thu hút nhiều người dân, du khách đến vui chơi và thưởng thức. Đây là lần đầu tiên Thảo cầm viên Sài Gòn tổ chức lễ hội ẩm thực để thu hút thêm nhiều du khách đến đây vui chơi vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Người dân TP.HCM thong thả vui chơi, tận hưởng ngày đầu nghỉ lễ 30/4

Người dân TP.HCM thong thả vui chơi, tận hưởng ngày đầu nghỉ lễ 30/4

Đường phố, điểm tham quan, vui chơi tại TP.HCM không quá đông đúc trong ngày 27/4. Nhờ vậy, người dân có thể tận hưởng không khí và thong thả trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Lần đầu tiên, ngành đường sắt đưa tàu có thiết kế "chống say xe" phục vụ hành khách

Lần đầu tiên, ngành đường sắt đưa tàu có thiết kế "chống say xe" phục vụ hành khách

Ngành đường sắt lần đầu tiên đưa loại ghế có thể xoay 180 độ vào khai thác phục vụ hành khách trên tàu SE21/22. Vì vậy, hành khách có thể thoải mái tự điều chỉnh hướng ngồi cho phù hợp, không còn phải lo bị say xe do ngồi ngược chiều khi tàu chạy.