dd/mm/yyyy

Khó khăn bủa vây đàn gà thịt

Số lượng và giá thịt gà nhập khẩu đang áp đảo thị trường trong nước, trong khi thời tiết vẫn diễn biến phức tạp làm dịch bệnh dễ phát sinh, đàn gà thịt ở các tỉnh Đông Nam Bộ đang đối diện nhiều thách thức.

Tăng giá, tăng đàn

Tại huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai), các hộ chăn nuôi gà thả vườn cho biết, sau Tết Nguyên đán nhiều người giảm đàn nên nguồn hàng cung ứng ra thị trường không nhiều. Cùng với dịch tả heo châu Phi (DTHCP) diễn biến phức tạp, người tiêu dùng chuyển sang tiêu thụ thịt gà nhiều hơn nên giá gà tăng mạnh.

Số lượng và giá cả thịt gà nhập khẩu đang áp đảo thịt gà trong nước.
Số lượng và giá cả thịt gà nhập khẩu đang áp đảo thịt gà trong nước.

Ông Trần Hữu Hậu, hộ chăn nuôi ở Cẩm Mỹ kể, từ tháng 3/2019, gà trống có giá 45.000 đồng/kg; gà mái có giá 55.000 đồng/kg; tăng 5.000 đồng so với tháng 2. Từ cuối tháng 7 đến nay, giá gà thả vườn lại tiêp tục tăng. Có thời điểm lên đến 60.000 - 70.000 đồng/kg, hiện tại

Ông Trần Văn Quang - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi thú y Đồng Nai lưu ý, khu vực Đông Nam Bộ đang bước trong mùa mưa. Đây là thời điểm thuận lợi để các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm có nguy cơ bùng phát, bà con nông dân cần tích cực triển khai thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống.

đang dao động quanh mức 55.000 - 60.000 đồng/kg.

Theo ông Hậu, suốt thời gian qua, dịch bệnh trên heo khiến nhu cầu tiêu dùng bị ảnh hưởng; nhiều người chuyển sang thịt gà để thay thế. Mặc dù các ngành chức năng nói DTHCP không lây qua người nhưng nhu cầu sử dụng thịt gà vẫn tăng dẫn đến giá cả được cải thiện đáng kể.

Ông Trần Văn Quang - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi thú y Đồng Nai cho biết, ngành chăn nuôi gia cầm đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt. Tổng đàn gia cầm đã tăng hàng triệu con so với cùng kỳ năm ngoái do thời gian qua, Đồng Nai có thêm nhiều dự án đầu tư mới trong chăn nuôi gà công nghiệp.

Hiện, tổng đàn gà của Đồng Nai có hơn 21,2 triệu con. Trong đó, các doanh nghiệp FDI chiếm thị phần khoảng 34% trên tổng đàn, tương đương trên 7 triệu con. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp và trang trại cũng đã mở rộng quy mô trang trại và dây chuyền giết mổ gia cầm. Trong 1 năm, các trang trại có thể nuôi được 4 - 5 lứa gà công nghiệp nên dễ dàng tăng lứa, tăng sản lượng khi thị trường có nhu cầu.

Tuy nhiên, ở góc độ người chăn nuôi, ông Hậu lại không tỏ ra lạc quan về việc tăng đàn nhanh như hiện nay. Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 86.000 tấn thịt gà các loại, chủ yếu là đông lạnh loại nguyên con, đùi gà, cánh gà và chân gà công nghiệp, giá trị hơn 50 triệu USD.

7 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 86.000 tấn thịt gà các loại.
7 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 86.000 tấn thịt gà các loại.

Nếu như đầu năm, giá nhập khẩu về khoảng hơn 50.000 đồng/kg thì thời gian gần đây đã giảm gần 1 nửa, khoảng 28.000 đồng/kg. Một con gà khoảng 1 kg nhập từ Hàn Quốc có giá chỉ từ 54.000 đồng/kg đang được bày bán rất nhiều ở các siêu thị. Trong khi đó giá gà tam hoàng của Việt Nam 70.000 đồng/kg, gà ta hơn 200.000 đồng/kg.

“Mức giá này sẽ gây khó khăn cho người nuôi gà thịt trong nước. Hơn nữa, mùa mưa diễn biến thất thường cũng đang gia tăng áp lực dịch bệnh trên đàn gia cầm”, ông Hậu lo ngại.

Tích cực phòng bệnh

Tại Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT), bà Đào Thị Khánh, chủ hộ chăn nuôi gà ở huyện Xuyên Mộc cũng cho biết nhiều người đang e ngại đầu ra khó khăn do tăng đàn mạnh. Người chăn nuôi rất cần sự định hướng của cơ quan chức năng để yên tâm sản xuất, nhất là dịch cúm H5N6 lần đầu tiên xuất hiện ở địa phương mới đây càng tăng thêm nỗi bất an.

Cụ thể, đầu tháng 8, dịch cúm gia cầm type A, chủng H5N6 đã xuất hiện ở 2 trại chăn nuôi tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc. Trong đó có đàn gà 9.000 con của bà Khánh, với khoảng 1.500 con của 1 hộ dân khác ngụ cùng xã đột ngột chết hàng loạt.

>50triệu USD, giá nhập khẩu khoảng 28.000 đồng/kg.
>50triệu USD, giá nhập khẩu khoảng 28.000 đồng/kg.

Ông Võ Gia Tân – Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Xuyên Mộc cho biết, toàn bộ số gà này được nhập từ thương lái tại tỉnh Đồng Nai. Đặc biệt, cả 2 đàn gà nhiễm bệnh đều chưa tiến hành tiêm vaccine phòng cúm. Đây là nguyên nhân chính khiến dịch cúm gia cầm xuất hiện. Ngành thú y đã tiêu hủy khẩn cấp gà trên; tiến hành tiêu độc, khử trùng và xuất 230.000 liều vắc xin cúm H5N6 cho địa phương trong vùng có dịch và vùng có nguy cơ cao do giáp ranh với ổ dịch.

Hiện, tổng đàn gia cầm của tỉnh BR-VT đạt khoảng 5,4 triệu con. Trong đó, đàn gà khoảng 3,8 triệu con. Thời gian qua, trước diễn biến phức tạp của DTHCP, ngành chăn nuôi đang kỳ vọng tăng đàn gà để bù đắp lượng thịt heo thiếu hụt do dịch tả. Tuy nhiên, dịch cúm gia cầm xuất hiện đã gây ra không ít lo lắng. Ngành nông nghiệp cũng tỉnh khuyến cáo bà con hết sức cẩn trọng với loại dịch bệnh nguy hiểm này.

Người chăn nuôi cần tích cực triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia cầm.
Người chăn nuôi cần tích cực triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia cầm.

Ông Nguyễn Lương Trai - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh BR-VT cho biết, ngành thú y và các địa phương đang dốc toàn lực để phòng, chống cả DTHCP và cúm gia cầm. Khi cần thiết, có thể huy động thêm lực lượng quân đội chuyên nghiệp để hỗ trợ phòng chống dịch.

Hiện tại, vaccine phòng cúm H5N1 cũng có tác dụng với loại virus cúm H5N6 nên tình hình đỡ phức tạp. “Bên cạnh đó, chúng tôi còn đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về mức độ nguy hiểm, cơ chế lây truyền, các biện pháp phòng dịch để bà con nông dân nắm rõ”, ông Trai nói.

Nguyễn Vy