Hiện, nông dân nuôi ong đang bước vào vụ thu hoạch. Việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng mật ong Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ hơn 400% khiến giá mật ong chỉ còn 20.000 đồng/l.
Bà Nguyễn Thị Đào, chủ Cơ sở Mật ong Minh Đào (TP.Long Khánh, Đồng Nai) cho biết, với mức giá này không bằng một nửa trước đây. Không những thế, mật ong rất khó tiêu thụ.
Một cơ sở nuôi lấy mật ong ở Đồng Tháp Mười. Ảnh: Trần Đáng
Mật ong đang "đắng"
Theo bà Đào, vụ thu hoạch này, nông dân được mùa mật ong. Tuy nhiên, việc giá mật ong xuống thấp kỷ lục và thị trường gần như đóng cửa, khiến nông dân nuôi ong càng đắng lòng.
Vào cao điểm, bà Đào nuôi 300-400 thùng ong. Nhưng vụ ong này, bà Đào chỉ nuôi khoảng 150 thùng ong.
Mỗi năm, cơ sở này bán ra thị trường nội địa khoảng 5 tấn. Giá mật ong bán ra 70.000-75.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, với giá mật ong đang rớt thấp kỷ lục, bà Đào cho rằng cũng sẽ "tát nước theo mưa".
"Dự báo, giá mật ong sẽ giảm mạnh trên thị trường nội địa. Nếu vậy tôi cũng sẽ giảm giá theo để bán hàng", bà Đào thổ lộ.
Trong khi đó, anh Bùi Minh Quang (Thạnh Hóa, Long An), Chủ cơ sở mật ong Quang Vinh tự tin cho rằng, không có gì đáng lo khi tiêu thụ mật ong trên thị trường nội địa sắp tới.
Theo anh Quang, lâu nay mật ong bán trong nước bằng chữ tín. "Cơ sở đã xây dựng thương hiệu, uy tín với khách hàng lâu nay nên không sợ ế ẩm", anh Quang quả quyết.
Hiện, anh Quang nuôi ong mật khoảng 1.000 thùng. Cứ mỗi tháng anh Quang thu 2 tấn mật ong. Mật ong của anh Quang đã được chứng nhận OCOP 3 sao của tỉnh Long An.
Quá gấp để tìm kiếm thị trường mật ong mới
Đồng Nai là một trong những tỉnh nuôi ong và xuất khẩu mật lớn của cả nước.
Sản lượng mật ong tăng cao, nhưng giá lại thấp kỷ lục. Ảnh: Trần Đáng
Theo thống kê của Hội Nuôi ong Đồng Nai, toàn tỉnh có khoảng 800 trại với hơn 200.000 đàn. Sản lượng trung bình hằng năm khoảng 6.000-7.000 tấn mật ong.
Ông Mai Thanh Tùng, Chủ tịch Hội Nuôi ong Đồng Nai cho biết, những năm gần đây, cả doanh nghiệp xuất khẩu lẫn người nuôi ong đều gặp khó khăn do phải đối mặt với các vụ kiện liên quan đến tồn dư kháng sinh, chống bán phá giá.
Thêm vào đó, mật giả, mật kém chất lượng tràn lan làm mất lòng tin của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, có yếu tố thuận lợi là nhu cầu sử dụng mật ong ở thị trường nội địa ngày càng tăng.
Các doanh nghiệp chế biến và phân phối, cơ sở chăn nuôi ngoài đa dạng hóa sản phẩm, còn đề cao yếu tố chất lượng cũng như tăng cường tiếp thị và tiếp cận thị trường trong nước.
Hiện, cả nước có 32 doanh nghiệp xuất khẩu mật ong. Khoảng 95% sản lượng mật ong Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Nên khi Mỹ áp thuế chống phá giá 400%, không chỉ người nuôi ong mà cả doanh nghiệp cũng khốn đốn.
Theo ông Đặng Bá Long, CEO Công ty CP Ong mật TP.HCM, một công ty có 20 năm kinh nghiệm xuất khẩu mật ong sang thị trường Mỹ, việc mật ong Việt Nam không được xuất khẩu sang thị trường Mỹ sẽ tạo ra một lượng dư thừa khủng khiếp trong nước.
Việc dư thừa mật ong sẽ khiến khủng hoảng giá mật trên thị trường trong nước.
Hiện, một mặt VN tiếp tục đàm phán qua đường ngoại giao với Mỹ.
Mật ong ngày càng "đắng" ngay sau khi Mỹ áp thuế chống phá giá với mật ong Việt Nam. Ảnh: Trần Đáng
Mặt khác, VN cũng khuyến cáo các doanh nghiệp mở rộng và tìm kiếm thị trường mới, như: EU. Tập trung khai thác thị trường nội địa.
Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp kinh doanh mật ong việc tìm kiếm thị trường mới là quá gấp, trước mắt chưa tìm được.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.
Sau gần 20 năm "đắp chiếu", tòa tháp 100 triệu USD bên sông Hàn, Đà Nẵng cuối cùng đã được tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, mở đường cho dự án tiếp tục triển khai.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.
Sau gần 20 năm "đắp chiếu", tòa tháp 100 triệu USD bên sông Hàn, Đà Nẵng cuối cùng đã được tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, mở đường cho dự án tiếp tục triển khai.