Thứ bảy, 27/04/2024

Một ngân hàng Việt Nam vừa thay tên với lý do tên dài, khó nhớ

15/05/2023 4:28 PM (GMT+7)

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đã chính thức có tên viết tắt mới là LPBank, với lý do là tên cũ quá dài.

Ngân hàng thay tên vì tên tên viết tắt nhưng quá dài

Thông báo vừa phát hành của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank - LPB) cho biết nhà băng đã nhận được quyết định của Ngân hàng Nhà nước, cho phép đổi tên viết tắt tiếng Anh từ LienVietPostBank thành LPBank.

Việc đổi sang tên viết tắt mới giúp khách hàng dễ nhớ hơn, vì ngắn gọn, dễ đọc.

Một ngân hàng Việt Nam thay tên - Ảnh 1.

LienVietPostBank đổi tên thành LPBank vì lý do tên quá nhiều ký tự, khó phát âm, khó nhớ, dẫn đến khó nhận biết. Ảnh: LPBank

Trong thời gian tới, ngân hàng sẽ tiếp tục thay đổi toàn diện hệ thống logo và nhận diện thương hiệu thành LPBank, nhằm đồng bộ hóa các dịch vụ, sản phẩm.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 ngày 23/4 vừa qua, Ban lãnh đạo LienVietPostBank đã trình cổ đông kế hoạch đổi tên và được thông qua.

Lãnh đạo ngân hàng này cho biết từ năm 2011 đến nay, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã sử dụng tên viết tắt bằng tiếng Anh chính thức là "LienVietPostBank" trên tất cả văn bản pháp lý và kênh truyền thông.

Tuy nhiên, nhược điểm của tên gọi này là quá nhiều ký tự, khó phát âm, khó nhớ, dẫn đến khó nhận biết, hiệu ứng truyền thông không cao. Trong khi xu hướng chung của các ngân hàng hiện nay là sử dụng tên viết tắt dưới dạng rút gọn nhất có thể, dễ đọc, dễ nhớ. Do đó, ban lãnh đạo nhà băng trình đại hội đồng cổ đông phê duyệt việc thay đổi tên viết tắt của ngân hàng từ "LienVietPostBank" thành "LPBank".

Một ngân hàng Việt Nam thay tên - Ảnh 2.

Cổ đông Vietcapital Bank cũng vừa thống nhất phương án đổi tên tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, vì lý do tên viết tắt dài, khó nhớ. Ảnh: Báo Đầu tư

Cũng tại đại hội này, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Thụy cho biết ngân hàng đặt mục tiêu từng bước trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu thị trường trong giai đoạn 2023-2028.

Năm 2023, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 6.000 tỷ đồng, tổng tài sản dự kiến đạt 375.000 tỷ đồng vào cuối năm, tăng 11,4% so với năm 2022 và giữ vững vị thế một trong những ngân hàng có mạng lưới lớn nhất Việt Nam.

Nhà băng này cũng dự kiến chi trả cổ tức với tỷ lệ 12% cho năm 2023.

Cổ đông cũng thống nhất phương án tăng vốn điều lệ lên 28.676 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu, bao gồm phát hành cho cổ đông hiện hữu 500 triệu cổ phiếu, tương đương 5.000 tỷ đồng; phát hành riêng lẻ 300 triệu cổ phiếu tương đương 3.000 tỷ cho nhà đầu tư nước ngoài, nâng tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng lên 15,5%...

Kết thúc quý I/2023, LPBank đạt lợi nhuận trước thuế giảm 13% so với cùng kỳ, chỉ đạt 1.565 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này đã hoàn thành 26% kế hoạch cả năm.

Nhiều ngân hàng cũng muốn thay tên

Cũng như LienVietPostBank, Ngân hàng TMCP Bản Việt (Vietcapital Bank) cũng đã có phương án đổi tên thành BVBank, vì lý do tên viết tắt quá dài.

Theo đó, tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 tổ chức ngày 26/4 vừa qua, Vietcapital Bank có nội dung xin ý kiến cổ đông về việc thay đổi tên viết tắt bằng tiếng Anh, từ Vietcapital Bank thành BVBank. Theo lý giải, việc đổi tên ngắn gọn hơn để thuận tiện trong việc truyền thông và giao dịch, phù hợp với mã giao dịch chứng khoán. 

Nội dung này đã được cổ đông thông qua.

Trước đó, năm 2021, KienLongBank cũng muốn trình cổ đông thông qua việc thay đổi tên viết tắt bằng tiếng Anh từ KienlongBank thành KSBank, sau khi có những thay đổi về cơ cấu cổ đông. 

Lãnh đạo ngân hàng này giải thích việc đổi tên viết tắt giúp ngân hàng truyền tải thông điệp rõ ràng và phù hợp với mục tiêu số hóa trong giai đoạn mới. "K" trong KSBank là đại diện cho từ Kiên Long, còn "S" là biểu tượng bản đồ Việt Nam.

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước không chấp thuận đề nghị này, vì KienLongBank chưa tuân thủ quy định tại Thông tư số 50. Theo nội dung Thông tư 50 ban hành năm 2018, ngân hàng muốn đổi tên phải nộp bộ hồ sơ, gồm văn bản đề nghị (tên hiện tại, tên dự kiến thay đổi, lý do thay đổi) và nghị quyết của đại hội đồng cổ đông.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá USD lại bất ngờ tăng vọt

Giá USD lại bất ngờ tăng vọt

Đồng USD tăng trở lại gần sát ngưỡng 106 khi dữ liệu lạm phát của Mỹ không có dấu hiệu hạ nhiệt, phù hợp với dự báo và khẳng định kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ trì hoãn việc cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

UBND quận, huyện tại TP.HCM được uỷ quyền điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu

UBND quận, huyện tại TP.HCM được uỷ quyền điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu

Để đẩy nhanh các dự án đầu tư công trên địa bàn, UBND TP.HCM quyết định ủy quyền cho UBND các quận, huyện (trừ UBND TP.Thủ Đức) điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu với thời gian là 3 năm.

5 ngày nghỉ lễ, TP.HCM có mưa không?

5 ngày nghỉ lễ, TP.HCM có mưa không?

Trong 5 ngày nghỉ dịp lễ 30/4, 1/5 năm nay, thời tiết TP.HCM được nhiều người quan tâm, đặc biệt là việc TP.HCM có mưa trong dịp này không.

Kinh doanh xe điện, "gà đẻ trứng vàng" của các hãng ô tô

Kinh doanh xe điện, "gà đẻ trứng vàng" của các hãng ô tô

Mặc dù các nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới liên tục báo cáo những con số không mấy khả quan về mảng xe điện. Thế nhưng, cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đầu tuần qua vẫn cho biết năm 2024 sẽ là năm lập kỷ lục về doanh số bán xe điện, trong đó Trung Quốc dẫn đầu thị trường.

TP.HCM triển khai trao đổi tín chỉ carbon đầu tiên trên cả nước - đây là lý do

TP.HCM triển khai trao đổi tín chỉ carbon đầu tiên trên cả nước - đây là lý do

Triển khai cơ chế đặc thù để phát triển thị trường carbon theo Nghị quyết 98, TP.HCM nghiên cứu không chỉ bán mà còn có thể mua tín chỉ carbon ở các quốc gia khác để phục vụ yêu cầu phát triển của thành phố.