Thứ tư, 01/05/2024

Ngôi đền thiêng, nơi gà gáy 5 huyện cùng nghe

19/09/2022 7:00 AM (GMT+7)

Đền Cô Bơ tọa lạc ở vị trí ngã ba sông, thuộc xã Hà Sơn, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) là ngôi đền linh thiêng, giáp với 5 huyện, được người dân ví von rằng “một tiếng gà gáy 5 huyện nghe”.


Đền Cô Bơ nằm trong quần thể di tích của đền Hàn Sơn, vị trí ngôi đền là nơi giáp ranh giữa 5 huyện gồm: Hà Trung, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Vĩnh Lộc và Yên Định.

Lễ hội đền Hàn Sơn được mở vào tháng 6 (Âm lịch) hàng năm. 12/6 là ngày chính hội, nhân dân thường tổ chức lễ rước kiệu, cách thức là rước bóng “cô Bơ” ở đền Cô Bơ về hầu thánh mẫu Đệ Tam Đền Hàn.

Đền Cô Bơ được biết đến là nơi có phong cảnh sơn thủy hữu tình, vùng đất sinh khí linh thiêng. Ngoài ra, nơi đây còn lưu truyền nhiều câu chuyện truyền thuyết kỳ bí cách đây hơn 500 năm.

Ngôi đền thiêng ở Thanh Hóa, nơi gà gáy 5 huyện nghe - Ảnh 1.

Cổng đền hướng ra ngã ba Bông nơi giáp ranh 5 huyện.


Cuốn “Lê Triều Thần Phả Ngoại Biên” được lưu giữ tại Thái Miếu họ Lê có ghi chép về thần tích cô Bơ ở ngã ba Bông.

Cụ thể, vào khoảng năm 1432, vua Lê Lợi có một đêm mộng thấy một nữ thủy thần báo mộng: “Ta là con gái vua Thủy tề đây. Nhà vua còn nhớ là nợ ta một lời hẹn ước hay không? Bây giờ nghiệp đế vương đã thành sao chưa thấy trả?”.

Vua Lê Lợi giật mình tỉnh dậy mới nhớ lại chuyện cũ. Ngày xưa, vào những năm đầu khởi nghĩa, Lê Lợi bị địch đuổi đến ngã ba sông Thác Hàn ở Hà Trung (nay là ngã ba Bông) thì gặp cô gái xinh đẹp, đoan trang đang tỉa ngô và được cô cứu thoát.

Sau giấc mơ, biết cô gái tỉa ngô nơi xưa chính là con gái vua Thủy tề hiện thân lên cõi trần để giúp vua xây dựng nghiệp lớn, Lê Lợi đã phong cô là “Thượng Đằng Thần” và cho xây dựng đền để tưởng nhớ công lao”.

Ngôi đền thiêng ở Thanh Hóa, nơi gà gáy 5 huyện nghe - Ảnh 2.

Cô Bơ Bông là một thánh cô nổi tiếng trong Tứ phủ Thánh cô.


Ngoài ra, còn có các dị bản khác như: Vào thời mới khởi nghĩa, có một lần Lê Lợi bị giặc đuổi đến ngã ba Thác Hàn thì gặp một cô gái đang tỉa ngô. Cô đã lấy quần áo nông dân cho Lê Lợi mặc giả làm anh trai cùng tỉa ngô. Vì thế, Lê Lợi thoát được cuộc truy đuổi.

Lê Lợi rất biết ơn cô gái và có hẹn sau này chiến thắng sẽ đón cô về cung phong công và phong phi tử. Tuy nhiên, sau này khi kháng chiến thành công, Lê Lợi cho người về đón thì được biết cô gái vẫn một lòng kiên trinh chờ đợi cho đến khi thác hóa.

Ngôi đền thiêng ở Thanh Hóa, nơi gà gáy 5 huyện nghe - Ảnh 3.

Du khách đến dâng hương tại đền Cô Bơ.


Để ghi tạc công đức của Cô, dân gian còn lưu truyền một số huyền tích khác nói về công trạng của cô Bơ sau khi thác hóa.

Vào đầu triều đại vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), thái úy Lê Thọ Vực, được giao trấn giữ biên ải Ba Bông. Trong một trận chiến kéo dài, tình thế nguy cấp. Đêm đó, Lê Thọ Vực đã mơ thấy một tiên nữ mặc xiêm y trắng trên mây giáng xuống ngã Ba Bông, rẽ nước bước lên kiệu võng mà nói rằng: “Hãy lui quân về Nhị Sơn hạ thủy mà vây hãm, lên núi Thạch Bàn mà cầu Mẫu thoải tất ứng linh”.

Theo lời, Lê Thọ Vực đã dẫn quân xuôi về Thác Hàn Sơn dâng lễ cầu Mẫu rồi bố trí quân binh mai phục. Ứng báo của Mẫu cho kế phá giặc là lấp đá chặn dòng, lấy thủy triều dâng, làm nghi binh nhử giặc vượt qua bãi đá ngầm. Khi nước thủy triều xuống thì tổng lực phản công, thuyền giặc rút chạy bị vấp vào bãi đá ngầm, lật nhào chìm đắm rất nhiều, quân mai phục đổ ra đánh úp, quân giặc thất bại thảm hại.

Ngôi đền thiêng ở Thanh Hóa, nơi gà gáy 5 huyện nghe - Ảnh 4.

Đền cô Bơ được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh


Để đáp lại ân đức của thánh thần, tướng quân Lê Thọ Vực tâu vua, Vua Lê cho lập đền thờ Cô Bơ và đền thờ mẫu Đệ Tam ở vùng này.

Thanh đồng cung văn Nguyễn Văn Chung – Thủ nhang quần thể đền Hàn Sơn cho biết, cô Bơ là một thánh cô nổi tiếng trong Tứ phủ Thánh cô.

Năm 1996, ngôi đền được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Dân gian truyền tai nhau rằng, đền Cô Bơ rất linh, ai hữu sự đến kêu van cửa cô chỉ cần nhất tâm, lòng thành lễ bạc đều được như ý nên danh tiếng cô vang lừng khắp nơi nơi.

Lại thêm những câu chuyện Cô hiển linh lưu truyền trong dân gian càng làm cho ngôi đền trở nên linh ứng, kỳ bí và thiêng liêng, thu hút rất nhiều người đến hành hương xin ô ban lộc, độ cho sức khỏe dồi dào, vạn sự hanh thông.

Theo Tin Việt

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Lần đầu tiên làm nghịch vụ, lão nông Huỳnh Văn Cập đã bán toàn bộ số lượng thanh trà ngọt cho siêu thị với giá 160.000 đồng/kg.

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Trời nắng gay gắt, vì vậy, người dân, du khách tại TP.HCM đổ về các trung tâm thương mại để vui chơi, ăn uống, trốn nóng. Khách phải xếp hàng chờ đến lượt trước các nhà hàng, quán ăn.

Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ

Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ

Khoảng 4h kém, khi mặt trời còn chưa lên, những chiếc thuyền thúng của ngư dân làng chài An Hải, Thôn Phước Đồng, xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên nhẹ nhàng vượt sóng vận chuyển cá, mực… từ ghe đưa vào bờ. Mỗi người đều đội trên đầu một chiếc đèn pin soi sáng để phân chia từng loại hải sản. 

Những điểm ngắm sen tuyệt đẹp ở Đồng Tháp dịp lễ 30-4 và 1-5

Những điểm ngắm sen tuyệt đẹp ở Đồng Tháp dịp lễ 30-4 và 1-5

Đồng Tháp là mệnh danh là “đất sen hồng”. Từ đồng ruộng đến thành thị ở Đồng Tháp, đâu đâu cũng bắt gặp những cánh sen hồng tỏa hương quanh năm.

Điểm đến lý tưởng ở miền Tây không thể bỏ qua dịp lễ 30-4 và 1-5

Điểm đến lý tưởng ở miền Tây không thể bỏ qua dịp lễ 30-4 và 1-5

Dịp lễ 30-4 và 1-5, du khách chỉ mất khoảng 3,5 giờ di chuyển bằng ô tô từ TP HCM đến Cáp treo núi Sam.

Nắng nóng, các điểm vui chơi tại TP.HCM vẫn đông đúc dịp lễ 30/4

Nắng nóng, các điểm vui chơi tại TP.HCM vẫn đông đúc dịp lễ 30/4

Người dân TP.HCM bắt đầu đổ về các điểm tham quan, vui chơi nhiều hơn vào ngày 29/4, tức ngày thứ ba của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bất chấp nắng nóng. Suối Tiên, Thảo Cầm Viên Sài Gòn nhộn nhịp, khách chuộng những nơi có nhiều khu vực "giải nhiệt".