Chủ nhật, 28/04/2024

Phong cảnh hữu tình trên lòng hồ thủy điện Sê San

14/11/2023 10:48 AM (GMT+7)

Vào buổi bình minh, hệ thống đảo sinh thái nối tiếp nhau trên vùng lòng hồ thủy điện Sê San (huyện Ta Grai, tỉnh Gia Lai) tạo nên không gian sông, núi kỳ vĩ, hữu tình mê hoặc du khách.


Phong cảnh hữu tình trên  lòng hồ thủy điện Sê San - Ảnh 1.

Phong cảnh hữu tình trên  lòng hồ thủy điện Sê San - Ảnh 2.

Cách thành phố Pleiku (Gia Lai) khoảng 70 km về hướng Tây, vùng lòng hồ thủy điện ở xã Ia O, huyện Ia Grai gần biên giới với Campuchia. Phong cảnh nơi đây có nhiều đồi, núi uốn lượn quanh vùng lòng hồ rộng lớn tạo nên “kỳ quan thiên nhiên” tuyệt tác.

Phong cảnh hữu tình trên  lòng hồ thủy điện Sê San - Ảnh 3.

Phong cảnh hữu tình trên  lòng hồ thủy điện Sê San - Ảnh 4.

Phong cảnh hữu tình trên  lòng hồ thủy điện Sê San - Ảnh 5.

Trên vùng lòng hồ thủy điện rộng mênh mông, những ngọn núi cao giờ thành ốc đảo sinh thái nổi bật giữa làn nước trong veo, xanh màu ngọc bích. Người dân địa phương dựng nhiều tấm rớ lớn rực rỡ sắc màu phơi trên mặt hồ chờ đêm đến sẽ thả xuống nước đánh bắt cá cơm, cá thác lác, cá lăng, cá chép… tạo nên bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp.

Phong cảnh hữu tình trên  lòng hồ thủy điện Sê San - Ảnh 6.

Phong cảnh hữu tình trên  lòng hồ thủy điện Sê San - Ảnh 7.

Phong cảnh hữu tình trên  lòng hồ thủy điện Sê San - Ảnh 8.

Nhằm phát huy tối đa tiềm năng của hồ thủy điện Sê San 4, hiện nay Gia Lai tập trung nguồn lực, mời gọi nhà đầu tư để khơi dậy tiềm năng của vùng đất nơi đây thành điểm đến du lịch ấn tượng. Khung cảnh bình yên, non nước hữu tình cùng với vẻ đẹp mộc mạc của bản làng, văn hóa bản địa của cư dân địa phương sinh sống quanh vùng lòng hồ tạo nên “giai điệu đại ngàn” mang dấu ấn đặc trưng hấp dẫn du khách.

Phong cảnh hữu tình trên  lòng hồ thủy điện Sê San - Ảnh 9.

Phong cảnh hữu tình trên  lòng hồ thủy điện Sê San - Ảnh 10.

Vùng lòng hồ thủy điện Sê San 4 có dung tích chứa hơn 893.000m2. Đập thủy điện rộng 10m, chiều dào đập theo đỉnh là 850m.

Thủy điện Sê San 4 là công trình thủy điện xây dựng trên sông Sê San, tại vùng đất xã Mô Rai, huyện Sa Thầy (Kon Tum) và xã Ia O, huyện Ia Grai (Gia Lai). Vào lúc thiết kế thì theo quy hoạch của EVN đây là công trình cuối cùng về phía hạ lưu của hệ thống sông Sê San và cũng là công trình có công suất lớn thứ 2 sau thủy điện Ia Ly.

Thủy điện Sê San 4 được tận dụng, phát huy lợi thế đa mục tiêu: Sản xuất điện năng, cung cấp nguồn nước sản xuất, sinh hoạt, phòng chống lũ lụt vào mùa mưa… Thủy điện Sê San 4 cũng đã tận dụng tốt những lợi thế của vị trí địa lý để phát triển du lịch, tạo kế sinh nhai cho người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai ngày càng phát triển. Công trình thủy điện Sê San 4 được xây dựng trên dòng sông năng lượng mang tên sông Sê San. Dòng sông này một phụ lưu chính của sông MeKong, bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Linh phía Bắc tỉnh Kon Tum, chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.

Phong cảnh hữu tình trên  lòng hồ thủy điện Sê San - Ảnh 11.

Phong cảnh hữu tình trên  lòng hồ thủy điện Sê San - Ảnh 12.

Ông Lý Nhân Phú, Giám đốc Hợp tác xã Du lịch Nhân Phú (xã IA O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai), cho hay xuất phát niềm yêu thích thiên nhiên hoang sơ, gia đình đã đến vùng lòng hồ thủy điện Sê San 4 đầu tư khu du lịch sinh thái phục vụ người dân cùng du khách.

“Phát huy lợi thế vùng mặt nước lòng hồ thủy điện, tôi đã đầu tư một số homestay, nhà hàng nổi trên sông Sê San thơ mộng, thoáng mát để du khách trải nghiệm, khám phá không gian miền sông, núi kỳ vĩ nơi đây. Ngoài ra, chúng tôi lập Hợp tác xã du lịch Nhân Phú với các loại hình: Phát triển nông nghiệp với các loại rau, củ, quả sạch, bảo tồn gìn giữ di sản văn hóa cồng chiêng, văn hóa bản địa của đồng bào Gia Rai ở xã biên giới…

Phong cảnh hữu tình trên  lòng hồ thủy điện Sê San - Ảnh 13.

Phong cảnh hữu tình trên  lòng hồ thủy điện Sê San - Ảnh 14.

Phong cảnh hữu tình trên  lòng hồ thủy điện Sê San - Ảnh 15.

Du khách đến đây có thể đi ca nô chiêm ngưỡng không gian thiên nhiên hoang sơ vùng lòng hồ, chèo Sup trên sông Sê San hay cùng người dân địa phương thả lưới, câu cá… Sau khi khám phá vùng lòng hồ, du khách thưởng thức những món ăn đặc trưng nơi dây như: Cá lăng nấu măng chua, gỏi cá cơm sông Sê San, cá sọc dưa, cá chạch trấu…kèm theo các loại rau rừng.

Thời gian tới, Hợp tác xã dự kiến mở các tour khám phá các đảo nổi sinh thái trên vùng lòng hồ thủy điện Sê San, tour Teambuilding hai ngày một đêm trải nghiệm cùng người dân địa phương, check-in cột mốc biên giới, tham quan nhà máy thủy điện Sê San 4A…

Theo Du lịch TP.HCM

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao ghế chủ tịch Bamboo Capital được chuyển cho doanh nhân nước ngoài?

Vì sao ghế chủ tịch Bamboo Capital được chuyển cho doanh nhân nước ngoài?

Doanh nhân Kou Kok Yiow từ Singapore được bầu làm chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bamboo Capital ngày 27/4 để thay ông Nguyễn Hồ Nam, người sẽ đảm nhiệm vị trí chủ tịch Hội đồng chiến lược của tập đoàn.

Hướng tới công nghệ AI, TP.HCM hy vọng hợp tác với NVIDIA

Hướng tới công nghệ AI, TP.HCM hy vọng hợp tác với NVIDIA

TP.HCM mong muốn hợp tác với Tập đoàn NVIDIA để phát triển công nghệ Al ứng dụng vào nhiều lĩnh vực tại Thành phố.

Xu hướng quần lửng trẻ trung, tôn dáng

Xu hướng quần lửng trẻ trung, tôn dáng

Chị em nên bổ sung quần lửng cho tủ đồ để phong cách mùa hè thêm mới mẻ.

Đặc sắc Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn

Đặc sắc Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn

Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn, Quận 1, TP.HCM đang thu hút nhiều người dân, du khách đến vui chơi và thưởng thức. Đây là lần đầu tiên Thảo cầm viên Sài Gòn tổ chức lễ hội ẩm thực để thu hút thêm nhiều du khách đến đây vui chơi vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Người dân TP.HCM thong thả vui chơi, tận hưởng ngày đầu nghỉ lễ 30/4

Người dân TP.HCM thong thả vui chơi, tận hưởng ngày đầu nghỉ lễ 30/4

Đường phố, điểm tham quan, vui chơi tại TP.HCM không quá đông đúc trong ngày 27/4. Nhờ vậy, người dân có thể tận hưởng không khí và thong thả trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Lần đầu tiên, ngành đường sắt đưa tàu có thiết kế "chống say xe" phục vụ hành khách

Lần đầu tiên, ngành đường sắt đưa tàu có thiết kế "chống say xe" phục vụ hành khách

Ngành đường sắt lần đầu tiên đưa loại ghế có thể xoay 180 độ vào khai thác phục vụ hành khách trên tàu SE21/22. Vì vậy, hành khách có thể thoải mái tự điều chỉnh hướng ngồi cho phù hợp, không còn phải lo bị say xe do ngồi ngược chiều khi tàu chạy.