Dân Việt

Trần Đại Pháp: Thạc sĩ Quản trị kinh doanh thành công với nghề nuôi yến

P.V 05/03/2020 17:24 GMT+7
Nghề nuôi chim yến đã xuất hiện nhiều năm nay tại một số tỉnh Nam Trung bộ và Nam bộ. Đặc biệt những năm gần đây nghề này phát triển rất mạnh với nhiều loại hình và quy mô khác nhau. Có nhiều người thành công với nghề nuôi yến trong đó có anh Trần Đại Pháp. Một thạc sỹ quản trị kinh doanh nhưng có duyên với nghề nuôi yến và đã gây dựng nên thương hiệu Yến Nhà An Việt có tiếng tại Quảng Ngãi, Bình Thuận, Bình Phước, Đắk Nông và tiến tới phát triển tại nhiều tỉnh thành khác. 

img

Anh Trần Đại Pháp sinh năm 1976 tại Nam Định, hiện gia đình đang sống tại Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Bách khoa và Thạc sỹ quản lý kinh tế. Anh sinh ra và lớn lên trong gia đình công chức có 6 người con ở Nam Định, là chủ tịch HDQT doanh nghiệp Dược từ năm 2006. Bắt đầu từ 2014, với mong muốn giới thiệu đến gia đình và bạn bè tác dụng của tổ yến nên anh chuyển sang làm yến và đã rất thành công. Chỉ trong vòng 6 năm, thương hiệu yến của gia đình anh đã trở thành một thương hiệu uy tín và có tiếng trên thị trường. Không chỉ là một doanh nhân thành đạt, anh Pháp còn là người bố tuyệt vời của hai đứa con, một trai một gái. Vượt qua rất nhiều khó khăn, đến nay thương hiệu yến của gia đình anh đã là sự lựa chọn tối ưu của những người ưa chuộng sản phẩm từ yến. 

img

Anh Pháp chia sẻ: Cơ duyên đưa vợ chồng anh gắn bó với yến bắt nguồn từ việc con trai cả của anh chị từ nhỏ đã thường xuyên ốm yếu, phải đi viện. Ngày ấy chị bạn thân làm bác sỹ khuyên gia đình chịu khó mua yến cho con ăn vì tổ yến đặc biệt tốt cho bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy hai vợ chồng anh phải dành dụm từng đồng lương ít ỏi để mua yến cho con. Rồi cơ duyên đến, năm 2014 anh quyết định bắt đầu nghề nuôi yến cùng với sự giúp đỡ của bạn bè. Nhờ sự động viên và đồng hành của vợ mà anh đã vượt qua rất nhiều khó khăn, kể cả việc phải xa nhà xa con thường xuyên để chăm lo cho các nhà yến.

img

Nghề nuôi yến không hề đơn giản mà rất nhiều công đoạn, đối mặt với không ít rủi ro khách quan và chủ quan. Những nguyên nhân khách quan khó tránh khỏi như thiên tai, biến đổi khí hậu, đô thị hóa, công nghiệp hóa... Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa thu hẹp nguồn thức ăn của chim yến, chưa kể việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ khiến cho các loại côn trùng bị suy giảm nghiêm trọng. Đây là khó khăn lớn nhất đối với người nuôi yến. Thời gian đầu do còn nhiều hạn chế về kiến thức, cộng thêm đường xá đi lại cách trở, xa gia đình vợ con nên anh gặp nhiều khó khăn. Chưa kể đến việc phải đối mặt với thiên tai (mưa, gió, lạnh chim di cư không về làm tổ), dịch bệnh (cúm gia cầm làm ảnh hưởng đến việc gia tăng đàn). Biết bao khó khăn chồng chất nhưng anh Pháp không hề nản chí mà luôn tìm mọi cách thích nghi để chăm lo cho các nhà yến, làm ra những sản phẩm chất lượng mang đến tay người tiêu dùng.

img

Chia sẻ về những khó khăn và việc làm cách nào để vượt qua khi anh phải thường xuyên xa nhà để đến các cơ sở nuôi yến, anh Pháp tâm sự: "Do đầu tư xa, các nhà yến thường phải chăm sóc kỹ thuật định kỳ để duy trì và bảo tồn đàn yến việt trước xâm hại của môi trường, bẫy chim tràn lan. Mối, chuột ẩm mốc trong nhà yến nên tôi thường xuyên phải xa gia đình. May mắn cho tôi đó là có bà xã công tác trong ngành y tế nên mọi việc trong gia đình vợ lo chăm sóc con, đối nội đối ngoại để tôi yên tâm. Ngoài ra bà xã còn cùng với bạn bè đồng nghiệp giúp tôi tìm hiểu và phân tích tác dụng tốt của tổ yến, cũng như nghiên cứu để đưa các sản phẩm tổ yến vào ứng dụng phục vụ nâng cao sức đề kháng. Các con của tôi cũng rất ngoan và độc lập, anh em biết bảo ban nhau ngay cả khi bố mẹ vắng nhà. Đối với tôi, gia đình là hậu phương vững chắc cũng là động lực để tôi phấn đấu nhiều hơn”.

img

Để tạo môi trường thuận lợi nhất cho yến phát triển, anh Pháp đã đi rất nhiều nơi để tìm hiểu và học hỏi phương pháp nuôi yến và sáng tạo ra những phương pháp riêng từ kinh nghiệm nhiều năm với các nhà yến. Anh Trần Đại Pháp được nhận rất nhiều bằng khen giấy khen trong nghề nuôi yến. Hiện nay anh đang là Phó Chủ tịch Chi hội nhà yến Việt Nam. Sản phẩm yến Nhà An Việt đạt chất lượng cao và đem lại doanh thu lớn hàng năm. Niềm vui của anh là các con và người thân được sử dụng các sản phẩm từ yến thường xuyên và có một sức khỏe tốt. Khi được hỏi về những hoạch định sắp tới, anh Pháp chia sẻ: “Thời gian tới tôi sẽ phát triển thêm một số nhà nuôi chim yến, thăm dò thị trường và phát triển xuất khẩu sản phẩm sang một số nước”. 

img

Nghề nuôi chim yến có rất nhiều người đang làm nhưng không phải ai cũng có thể thành công như gia đình anh Pháp. Bởi làm nghề gì đôi khi còn cần cái duyên với nghề. Có người cũng xây nhà yến nhưng chim không về. Nghề nuôi yến đòi hỏi kiến thức và kỹ thuật rất cao. Phải biết được quy luật của chim yến để thiết kế nhà phù hợp. Ngoài ra còn cần đến yếu tố độ ẩm, ánh sáng, gió và còn cần cả âm thanh dẫn dụ chim về làm tổ. Bởi vậy, từ một thạc sỹ quản trị kinh doanh quyết định đầu tư vào nghề nuôi yến là một quyết định mạo hiểm. Nhưng với bàn tay và khối óc, sự chăm chỉ cần mẫn, anh Trần Đại Pháp đã có được những thành công mà rất nhiều người mơ ước và mong muốn có thể thực hiện được.