Bệnh nhân giấu tên, 61 tuổi, đã trở thành người đầu tiên trên thế giới được chẩn đoán mắc hội chứng tự động sản xuất “nước tiểu rượu” do nấm men bên trong bàng quang làm cho nước tiểu được tiết ra có nồng độ cồn cao được so sánh như rượu. Quá trình này gần như giống với quá trình được sử dụng để sản xuất bia – nhưng lạ thay, nó đã xảy ra trong chính cơ thể người. Lúc đầu, các bác sĩ nghi ngờ rằng có thể người phụ nữ này đã che giấu chứng nghiện rượu khi xét nghiệm nước tiểu liên tục cho kết quả dương tính.
Bác sĩ Kenichi Tamama tại Bệnh viện Presbyterian - Đại học Pittsburgh cho biết, người phụ nữ này được chuẩn đoán mắc bệnh tiểu đường và xơ gan, bà đã được đề nghị cho ghép gan tuy nhiên một danh sách dài những người hiến tặng đang phải chờ đợi bà vì nghi ngờ người phụ nữ này đã lạm dụng quá nhiều rượu.
Các xét nghiệm máu tiếp theo cho các chất chuyển hóa của ethanol cho kết quả âm tính - có nghĩa là người phụ nữ không có rượu trong máu. Thay vào đó, các chuyên gia đã tìm thấy một hàm lượng cao chất Candida glabrata, một loại men được sản xuất tự nhiên trong cơ thể, đang tích tụ trong bàng quang của người phụ nữ này. Loại nấm men được tìm thấy tương đương với Saccharomyces cerevisiae (hay còn gọi là men bia) thường được sử dụng để chuyển hóa carbohydrate trong ngũ cốc thành rượu. Các xét nghiệm tiếp theo cho thấy, sự chuyển hóa này đang diễn ra ngay bên trong bàng quang của bệnh nhân 61 tuổi.
Kenichi cho biết: “Các bác sĩ đã rất ngạc nhiên. Ban đầu chúng tôi nghĩ rằng bệnh nhân đã không trung thực trong việc khai báo tình trạng bệnh của mình. Rõ ràng là bà ta đã bị rượu ám ảnh đến mức nước tiểu thải ra cũng có rượu”. Kenichi và các đồng nghiệp của anh đã đặt tên cho người phụ nữ này là tình trạng Hội chứng tự động sản xuất “nước tiểu rượu” và đưa ra những báo cáo rõ ràng về tình trạng bệnh của bênh nhân để phục vụ cho việc điều trị một cách chính xác nhất.
Viết trên tạp chí Annals of Internal Medicine, các chuyên gia cho biết: Việc thu thập tất cả các dữ liệu cần thiết để đánh giá một ứng cử viên sáng giá cho việc cấy ghép rất phức tạp vì chi phí cao kèm theo các hạn chế về thời gian và công việc của những người hiến tặng. Việc điều tra sự chính xác của thông tin thậm chí còn khó khăn hơn.
Các nhà nghiên cứu chia sẻ với báo chí, có rất nhiều trường hợp phụ nữ khác có triệu chứng liên quan tới hội chứng tự động sản xuất nước tiểu có độ cồn cao, trong đó men trong ruột dường đã tạo ra rượu và được hấp thụ vào máu. Những người mắc hội chứng này có nồng độ cồn trong máu cao và họ có thể bị suy nhược tinh thần cùng với triệu chứng chóng mặt buồn nôn như những người say rượu. Tuy nhiên, vì không có rượu trong máu, người phụ nữ 61 tuổi này lại là một trường hợp đặc biệt khác.