Dịch Covid-19 do virus corona đã lan rộng ra 105 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 100.000 ca mắc bệnh, hơn 3.300 người đã tử vong. Tình hình dịch bệnh corona tại Việt Nam hiện đang diễn biến phức tạp. Tính đến tối ngày 8/3, Việt Nam có tới 30 ca dương tính với Covid-19 do virus corona, tăng hơn 10 ca chỉ sau khi xuất hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Hà Nội được phát hiện vào tối ngày 6/3.
Tín dụng tăng chậm vì Covid-19
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 tổ chức cuối tuần qua, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV, thừa nhận với tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam hiện nay thì chưa biết được sẽ diễn biến thế nào nhưng chắc chắn sẽ phức tạp.
Dịch Covid-19 do virus corona đang ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả hoạt động của nền kinh tế, đảo lộn sinh hoạt của người dân. Trong đó hoạt động ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng cũng chịu ảnh hưởng.
Tác động nhãn tiền có thể thấy đó chính là sự chậm lại của tăng trưởng tín dụng trong 2 tháng đầu năm nay tại ngân hàng có quy mô tín dụng lớn nhất Việt Nam này.
Cụ thể, theo chia sẻ của người đứng đầu BIDV, tín dụng hai tháng đầu năm 2020 BIDV giảm tới 2%, huy động vốn giảm 1,6%. "Đây là xu hướng chung của các ngân hàng hiện nay. Bởi những tháng đầu năm, khách hàng rất ít khi đi vay. Ngoài ra, chúng ta còn phải chịu tác động kép từ dịch Covid-19", ông Phan Đức Tú phân tích.
Dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy, trong 2 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống chỉ đạt 0,06%, giảm mạnh so với mức tăng 1% của cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức tăng trưởng thấp nhất cùng kỳ trong 6 năm trở lại đây.
Tổng tín dụng toàn nền kinh tế cuối năm 2019 ở mức 8,19 triệu tỷ đồng. Như vậy, tín dụng 2 tháng đầu năm 2020 chỉ tăng thêm chưa đầy 5.000 tỷ đồng, dù ngân hàng đã tung ra nhiều gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp.
Khó hấp thụ chương trình tín dụng 285.000 tỷ?
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước, hiện các ngân hàng thương mại đã đăng ký chương trình tín dụng có giá trị tổng cộng 285.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 do virus corona.
Tuy nhiên, 285.000 tỷ đồng là vốn số đăng ký của các ngân hàng, vấn đề đặt ra là làm thế nào để các doanh nghiệp hấp thụ được nguồn vốn hỗ trợ này? Bởi trên thực tế, tín dụng tăng trưởng thấp trong những tháng đầu năm cho thấy, các doanh nghiệp đang rất khó khăn, phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh do bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19 do virus corona.
Vị lãnh đạo Vụ tín dụng phân tích, trước đây chỉ Trung Quốc chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 do virus corona, nhưng đến nay dịch bệnh có diễn biến phức tạp tại mấy nhiều nước kể cả như Hàn Quốc, Nhật Bản… dẫn tới việc, các quốc gia này sẽ hạn chế hoạt động giao thương, xuất nhập khẩu. Do đó, với Việt Nam xuất khẩu cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Chưa kể, nguồn nguyên liệu để sản xuất của Việt Nam hiện nay vẫn phụ thuộc các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc. Đây cũng là bài toán đặt ra cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Cuối cùng, hoạt động sản xuất trong nước với nguồn nguyên liệu trong nước mang tính chất tự sản tự tiêu và một phần nhỏ xuất khẩu (nếu có). Như vậy, với các yếu tố trên, nếu như nới lỏng tiền tệ, người dân, doanh nghiệp cũng không vay vốn.
Cũng từ thực tế này, giới phân tích cũng cho rằng, để hấp thụ được hơn 280.000 tỷ đồng không phải là chuyện dễ dàng bởi khó khăn hiện tại của doanh nghiệp không phải vấn đề của thị trường tiền tệ mà là thị trường hàng hóa đang bị ngưng trệ. Giai đoạn hiện tại, các doanh nghiệp chủ yếu đang hoạt động cầm chừng để vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Đại học Fulbright Việt Nam, cho rằng bối cảnh hiện nay rất khác so với giai đoạn suy giảm kinh tế cách đây hơn 10 năm. Gói kích cầu kinh tế đơn thuần không giải quyết được vấn đề. Nền kinh tế Việt Nam không phải đang thiếu tiền. Các dư địa tiền tệ và không gian cho tăng trưởng tài khóa trong năm nay còn rất lớn. Việc giảm thuế có thể giúp tăng thu nhập khả dụng cho người dân, song người dân không phải giảm tiêu dùng tạm thời vì thu nhập giảm, mà do lo sợ dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là tình hình dịch bệnh corona tại Việt Nam đang diễn biến phức tạp nên giảm nhu cầu đi lại và chi tiêu trong ngắn hạn.
"Không phải doanh nghiệp thiếu tiền, mà người dân đang sợ rủi ro lây bệnh, nên tạm thời co cụm lại. Chống dịch Covid-19 thành công thì các nhịp đập kinh tế sẽ quay trở lại, vì vậy hiện tại nhu cầu vay vốn trên thị trường không nhiều", ông Đỗ Thiên Anh Tuấn nhấn mạnh.
Còn theo ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế, gói tín dụng ưu đãi trên sẽ rất hợp lý nếu các ngân hàng có thể giảm mạnh lãi suất hơn nữa. Đồng thời kỳ vọng lãi suất trong nước năm nay sẽ có cơ hội để giảm sâu khi nhu cầu về tín dụng xuống thấp như hiện nay.