Mô hình cho lươn sinh sản và ươm lươn giống đang phát triển mạnh trên địa bàn huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) giúp tăng thêm thu nhập cho nhiều hộ gia đình.
Điển hình như hộ ông Phan Trung Việt ấp Long Sơn, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp là người đã áp dụng kỹ thuật thành công cho lươn sinh sản và ươm lươn giống thành công.
Lúc mới vào nghề ông Việt nuôi 10.000 con lươn. Kết quả qua hơn khoảng 1 năm lươn thịt đạt tỷ lệ sống cao, Ông tiến hành chọn lươn bố mẹ cho sinh sản, ông thả 400kg vào 3 bể bùn cho sinh sản (trọng lượng 7 – 10 con/kg).
Mở rộng mô hình từ tháng 3/ 2019, ông Việt đã xây bể với qui mô khoảng 300m2, 10 bể để nuôi lươn thịt và 3 bể bùn để nuôi lươn sinh sản bố mẹ. Cứ 10 ngày ônng tiến hành thu trứng lươn một lần đưa vào bể ấp.
Sau từ 3 đến 5 ngày số trứng lươn nở hết thì tiến hành đưa con lươn giống sang bể ương, Khoảng 5 ngày sau cho lươn giống ăn trùng chỉ.
Người đến mua lươn giống được ông Việt hướng dẫn tận tình về kỹ thuật nuôi lươn, cách chăm sóc phòng trị bệnh cho lươn.
Năm 2019, cơ sở nuôi lươn giống của ông Việt xuất được 70.000 con lươn giống với giá 6.000 đồng/con Ông thu về 420.000.000 đồng, sau khi trừ chi phí lợi nhuận đạt trên 280.000.000 đồng.
Lươn giống đạt trọng lượng từ 1.200 con/kg bắt đầu chuyển sang cho ăn bằng thức ăn công nghiệp. Tính từ thời điểm trứng lươn nở đến khi lươn giống đạt trọng lượng 300 – 500con/kg mất khoảng 2 tháng có thể xuất bán lươn giống.
Con lươn giống lúc này đem về nuôi đã được chuyển sang cho ăn thức ăn công nghiệp, người nuôi lươn thương phẩm sẽ đạt tỉ lệ sống cao.
Ông Phan Trung Việt cho biết, cơ sở nuôi lươn giống của ông gồm có 2 điểm: 1 cơ sở có trụ sở thành phố Cần Thơ làm đầu mối do con ông quản lý và 1 cơ sở ở xã Long Thạnh sản xuất lươn giống do chính ông và con rể ông trực tiếp làm.
Nuôi lươn thịt thương phẩm đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người nông dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp nói riêng, cũng như trong tỉnh Hậu Giang nói chung.
Tiếng lành đồn xa, khi biết về chất lượng lươn giống do ông Việt cung cấp đạt chất lượng cao nhiều nông dân các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, ... đã đến đặt con giống và nhờ ông thiết kế bể nuôi cũng như hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn.
Ông Việt chia sẻ thêm, tại thời điểm này con lươn giống đang khan hiếm như hiện nay, người dân đến mua con giống phải đặt hàng trước khoảng từ 1 tháng đến 2 tháng mới có lươn giống.
Mới đây ông Phan Văn Dũng là chủ dãy nhà trọ tại thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, sau đợt dịch COVID-19 dãy trọ không ai đến thuê nên bị bỏ trống, Ông đã quyết định chuyển sang nuôi lươn, đã đặt 10.000 con giống, đã nhờ ông Việt thiết kế bể và hướng dẫn kỹ thuật nuôi.
Mô hình nuôi lươn sinh sản bán lươn giống không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cho người nuôi lươn thịt thương phẩm trên địa bàn huyện Phụng Hiệp có được nguồn con giống chất lượng. Đây là một mô hình hiệu quả có cơ sở để địa phương vận động nhân rộng trong thời gian tới./.