Dân Việt

Bắt đầu đón thương lái Trung Quốc sang Bắc Giang cách ly 14 ngày để thu mua vải thiều

Đức Duy 04/06/2020 13:20 GMT+7
Ngay từ ngày 3/6, hàng chục thương nhân Trung Quốc đã bắt đầu nhập cảnh sang Việt Nam để đến Lục Ngạn (Bắc Giang) thu mua vải thiều. Các thương nhân được đề xuất hỗ trợ chi phí xét nghiệm Covid-19, tiền ăn trong thời gian cách ly 14 ngày.
Bắc Giang: Bắt đầu đón thương lái Trung Quốc sang cách ly 14 ngày để thu mua vải - Ảnh 1.

Ngay từ tối 3/6, hơn 20 thương nhân Trung Quốc đã đến huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) để thực hiện cách ly 14 ngày theo quy định. Các thương nhân này đều đã xét nghiệm Covid-19 tại Trung Quốc và có kết quả âm tính.

Bắc Giang: Bắt đầu đón thương lái Trung Quốc sang cách ly 14 ngày để thu mua vải - Ảnh 2.

Sau thời gian cách ly 14 ngày và thực hiện xét nghiệm theo quy định, những thương nhân Trung Quốc sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành cách ly và được giao dịch thu mua vải thiều bình thường tại Bắc Giang.

Bắc Giang: Bắt đầu đón thương lái Trung Quốc sang cách ly 14 ngày để thu mua vải - Ảnh 3.

Theo phương án của huyện Lục Ngạn, ngay sau khi nhập cảnh vào Việt Nam, các thương nhân Trung Quốc sẽ được tổ chức đón, đưa về các khu cách ly.

Bắc Giang: Bắt đầu đón thương lái Trung Quốc sang cách ly 14 ngày để thu mua vải - Ảnh 4.

Ông Trương Văn Năm - Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho hay: Hiện tại huyện Lục Ngạn đã chuẩn bị 11 khách sạn, nhà nghỉ làm nơi cách ly, sẵn sàng đón các thương nhân Trung Quốc.

Bắc Giang: Bắt đầu đón thương lái Trung Quốc sang cách ly 14 ngày để thu mua vải - Ảnh 5.

Ông Năm cũng cho biết thêm: "Những khách sạn, nhà nghỉ được UBND huyện Lục Ngạn lựa chọn làm nơi cách ly tập trung cho thương nhân Trung Quốc đều đảm bảo về cơ sở vật chất, là những địa chỉ uy tín, chất lượng trên địa bàn. Tất cả các phòng cách ly đều phải đảm bảo có bản nội quy, thông báo về phòng chống dịch bệnh bằng tiếng Việt - Trung - Anh; bố trí thùng rác y tế và thùng rác bình thường. Hàng ngày, lực lượng y tế sẽ đến thu dọn rác theo quy định của Bộ Y tế".

Bắc Giang: Bắt đầu đón thương lái Trung Quốc sang cách ly 14 ngày để thu mua vải - Ảnh 6.

NHững thương nhân này sẽ được kiểm tra lại nhiệt độ, rửa tay sát khuẩn, khai báo y tế... ngay tại các khách sạn, nhà nghỉ.

Bắc Giang: Bắt đầu đón thương lái Trung Quốc sang cách ly 14 ngày để thu mua vải - Ảnh 7.

Tại mỗi cơ sở cách ly, huyện bố trí công an, nhân viên y tế trong suốt 14 ngày liên tục để đảm bảo phòng chống dịch.

Bắc Giang: Bắt đầu đón thương lái Trung Quốc sang cách ly 14 ngày để thu mua vải - Ảnh 8.

Ngày thứ 2 sau khi đến Việt Nam, các thương lái Trung Quốc sẽ được xét nghiệm Covid-19. Đến ngày thứ 13, nhân viên y tế sẽ triển khai xét nghiệm lần hai trước khi kết thúc đợt cách ly.


Bắc Giang: Bắt đầu đón thương lái Trung Quốc sang cách ly 14 ngày để thu mua vải - Ảnh 9.

Bên cạnh đó, chế độ dành cho thương nhân Trung Quốc trong thời gian cách ly sẽ được thực hiện theo quy định Bộ Tài Chinh và UBND Tỉnh Bắc Giang là 120.000 đồng/người/ngày.

Bắc Giang: Bắt đầu đón thương lái Trung Quốc sang cách ly 14 ngày để thu mua vải - Ảnh 10.

Mỗi một thương nhân Trung Quốc đều được cấp phiếu theo dõi từng ngày để đảm bảo an toàn cách ly.

Bắc Giang: Bắt đầu đón thương lái Trung Quốc sang cách ly 14 ngày để thu mua vải - Ảnh 11.

Ông La Văn Nam - chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết do đặc điểm vải thiều Lục Ngạn sẽ chín rộ từ vùng thấp dần lên vùng cao nên trước mắt, khi thương nhân Trung Quốc vào Lục Ngạn sẽ được bố trí cách ly ở tại 10 khách sạn, nhà nghỉ tại thị trấn Chũ và xã Phượng Sơn, sau đó sẽ sắp xếp dần sang các xã lân cận, xa nhất là một số nhà nghỉ ở xã Tân Sơn.

Bắc Giang: Bắt đầu đón thương lái Trung Quốc sang cách ly 14 ngày để thu mua vải - Ảnh 12.

Năm 2020 huyện Lục Ngạn duy trì khoảng 15.300ha vải thiều. Dự báo sản lượng đạt trên 85.000 tấn, trong đó vải chín sớm khoảng 18.000 - 20.000 tấn. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, huyện Lục Ngạn đã lên 3 phương án tiêu thụ vải thiều, trong đó đang thực hiện theo phương án 2 với kịch bản: dịch COVID-19 được kiểm soát nhưng chưa hết dịch. Theo đó, sản lượng tiêu thụ vải thiều tươi ở trong nước khoảng 34.000 tấn, xuất khẩu 36.000 tấn và 15.000 tấn khác phục vụ chế biến nước ép, sấy.