“Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy cây măng tây có thể trồng được ở cả những nơi nắng nóng lẫn nơi có khí hậu lạnh”-anh Diển nói.
Thay vì chỉ trồng thử nghiệm trên diện tích nhỏ, anh Diển đã quyết định chặt bỏ toàn bộ vườn chanh dây rồi đầu tư làm đất, lên luống và trồng 8 sào măng tây. Để đảm bảo năng suất và sản lượng, anh nhờ người quen ở nước ngoài mua 5 lạng hạt giống dòng F1 với giá 30 triệu đồng. Sau đó, anh tự ươm cây giống măng tây.
Anh Diển lý giải: Trồng cây măng tây dễ mà lại khó, vì trồng rất dễ lên nhưng để cây khỏe, cho măng ngọt, năng suất ổn định và thu hoạch lâu dài thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó hạt giống rất quan trọng. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, 6 tháng sau, vườn măng tây bắt đầu cho thu hoạch với năng suất bình quân khoảng 100 kg/ngày...".
Theo anh Diển, với giá bán măng tây hiện tại 50.000 đồng/kg, mỗi ngày anh Diển thu 4-5 triệu đồng. Anh cho hay: “Nguồn măng tây của gia đình hiện cung không đủ cầu. Cứ thu hoạch đến đâu tôi bán đến đó, vừa bán trong tỉnh tôi vừa gửi đi các tỉnh, thành phố khác để tiêu thụ”.
Thời gian để chồi măng phát triển thành cây là 1-1,5 tháng, sau đó tiếp tục chu kỳ thu hoạch mới.
“Thời gian thu hái măng thường bắt đầu 4-5 giờ sáng và kết thúc khoảng 9 giờ. Hái măng sớm thì búp măng sẽ non và mập. Còn nếu hái muộn, măng dễ bị khô, bông măng bung nở nhìn không được đẹp mắt”-anh Diển nói thêm.
Chị Kpă Bleng (làng Lê Anh, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê) chia sẻ: “Lúc trước, mình cũng đi làm thuê nhưng ít việc, thu nhập không ổn định. Từ khi làm cho anh Diển, công việc đều đặn, buổi sáng mình thu hái măng, buổi chiều làm cỏ, dọn vườn. Mỗi ngày, mình được trả công 180 ngàn đồng. Vườn măng cũng gần làng nên đi lại rất thuận tiện”.
Đây là mô hình trồng măng tây có quy mô lớn đầu tiên trên địa bàn xã và bước đầu mang lại hiệu quả cao. Thời gian tới, Hội sẽ vận động hội viên đến tham quan, học tập và nhân rộng trên địa bàn xã”.
Bà Ksor H’La-Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Băng