Cụ thể, giá xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 ở mức trung bình 45,18 USD/thùng, xăng RON 95 là 47,7 USD/thùng. Như vậy, mức tăng lần lượt đối với hai loại xăng nói trên là 14% và 13% so với kỳ trước. Ngoài ra, giá các loại dầu cũng có xu hướng tăng.
Với diến biến trên, theo nhận định của giới chuyên môn, dự báo giá xăng sẽ tăng ở mức 700 đồng /lít, giá dầu tăng khoảng 400 - 500/lít. Theo đó, đây là dự báo trong kịch bản nhà điều hành có sử dụng quỹ bình ổn với giá xăng dầu.
Nếu đúng theo dự báo trên, giá xăng dầu đã được điều chỉnh tăng lần thứ 4 liên tiếp sau chuỗi giảm sâu do dịch Covid-19.
Tại kỳ điều chỉnh gần đây nhất (12/6), giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 988 đồng/lít; Xăng RON 95 tăng 955 đồng/lít; Dầu diesel tăng 766 đồng/lít; dầu hỏa tăng 853 đồng/lít; Dầu mazut tăng 830 đồng/kg.
Sau điều chỉnh, giá xăng E5 RON 92 có giá bán tối đa là 13.390 đồng/lít; Xăng RON 95 là 14.080 đồng/lít; Dầu diesel 11.515 đồng/lít; Dầu hỏa 9.610 đồng/lít; Dầu mazut 10.322 đồng/kg.
Tại kỳ điều chỉnh ngày 12/6, nhà điều hành thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với xăng E5 RON 92 ở mức 100 đồng/lít (bằng mức kỳ trước), xăng RON 95 trích lập ở mức 200 đồng/lít (kỳ trước 400 đồng/lít), dầu diesel ở mức 800 đồng/lít (kỳ trước 1.100 đồng/lít), dầu hỏa ở mức 400 đồng/lít (kỳ trước 600 đồng/lít) và dầu mazut trích lập ở mức 100 đồng/kg (kỳ trước 200 đồng/kg).
Về diễn biến giá xăng dầu thế giới ngày hôm nay (26/6), tại phiên giao dịch buổi sáng (giờ Việt Nam), giá dầu thô bất ngờ quay lại đà tăng, ngược với dự đoán trước đó khi tác động của Covid-19 làm lu mờ cố gắng cắt giảm từ phía OPEC+.
Cụ thể, dầu thô WTI tăng 0,03 USD/thùng tương ứng 0,83% lên mức 39,04 USD/thùng; Dầu Brent tăng 0,44 USD/thùng tương ứng 1,07% lên mức 41,49 USD/thùng.
Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, giá dầu thô WTI ngưỡng 38,72 USD/thùng; Dầu Brent ngưỡng 41,05 USD/thùng. Trong phiên giao dịch này, giá dầu thô đã tăng giảm trái chiều khi giảm đầu phiên và tăng vào cuối phiên.
Như vậy, có thể thấy, sau khi Nga tuyên bố cắt giảm xuất khẩu bù đắp cho những tác động của Covid-19, giá dầu thô đã quay lại đà tích cực.
Cụ thể, theo Bloomberg, Nga đã ra tín hiệu cắt giảm xuất khẩu dầu thô Urals hàng đầu của mình xuống mức thấp nhất ít nhất trong 10 năm. Sự kiện này, báo hiệu quyết tâm của Moscow hợp tác với các đối tác tại OPEC+ để loại bỏ tình trạng dư thừa dầu mỏ.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa ra một nhận định không đổi về tác động mạnh mẽ của dịch bệnh Covid-19 đến giá dầu thô khi tại Mỹ đang có sự bùng phát mạnh mẽ.
"Thống đốc Greg Abbott đã dừng việc mở của trở lại nền kinh tế Texas khi Houston hết giường bệnh chăm sóc đặc biệt cho số bệnh nhân Covid-19 và các công nhân cần theo dõi của họ.
Quyết định của vị này, chính là thừa nhận sự lây lan đang ngày càng gia tăng tại Mỹ và đặt nước này trong một thách thức cao độ mặc dù các chính trị gia vẫn kỳ vọng dập tắt được nó", Bloomberg nhận định.
Giá xăng dầu hôm nay 13/6: Tăng như vũ bão trước thông tin cắt nguồn cung