Theo báo cáo của Vietnam Airlines, năm 2019, Vietnam Airlines ghi nhận mức lãi lớn nhất từ trước đến nay đạt 3.389 tỷ đồng, doanh thu 100.000 tỷ đồng, tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch Covid-19, hiện toàn bộ dòng tiền của Vietnam Airlines đã bị thâm hụt lớn, không đủ chi trả cổ tức.
Cụ thể, doanh thu hợp nhất ở mức kỷ lục đạt 100.316 tỷ đồng, tăng 1,4% so sánh cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất lớn nhất từ trước đến nay, đạt 3.389 tỷ đồng, tăng 2,3% so sánh cùng kỳ.
Trong đó, công ty mẹ đóng góp 74.694 tỷ đồng doanh thu và 2.899 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng gần 20% so với cùng kỳ và vượt hơn 8,3% so với chỉ tiêu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 đề ra. Tổng các khoản nộp ngân sách (hợp nhất) đạt gần 7.930 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2018.
Kết quả sản xuất kinh doanh khả quan trên đã giúp cải thiện đáng kể các chỉ số tài chính của Vietnam Airlines, nâng cao khả năng tự chủ về vốn và khả năng an toàn tài chính. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu đã về mức 2,7 lần, tiếp tục xu hướng giảm so với các năm trước. Trong năm 2019, Vietnam Airlines đã thực hiện thành công 146.200 chuyến bay với 22,9 triệu lượt hành khách được vận chuyển an toàn, chất lượng dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế 4 sao; chỉ số đúng giờ các chuyến bay (OTP) đạt xấp xỉ 90%.
Kể từ đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 lan rộng với diễn biến phức tạp đã làm ảnh hưởng rất lớn tới tình hình kinh doanh sản xuất của Vietnam Airlines, theo dự báo 7 tháng cuối năm 2020, tổng thị trường hàng không nội địa phục vụ khoảng hơn 18 triệu lượt khách, tương đương 90% cùng kỳ. Tính chung cả năm 2020, khách tổng thị trường nội địa đạt 34,95 triệu lượt, thấp hơn 20% so với cùng kỳ; giá bình quân có khả năng giảm khoảng 30%.
Do tác động của dịch Covid-19, Vietnam Airlines dự kiến sẽ vận chuyển 14,5 triệu lượt khách trong cả năm nay, giảm 36,8% so với cùng kỳ; hệ số sử dụng ghế giảm 2,4 điểm. Trên cơ sở đó, ban lãnh đạo Vietnam Airlines trình đại hội đồng cổ đông thông qua kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất trong năm 2020 đạt 40.586 tỷ đồng, giảm 59,5% so với thực hiện năm 2019. Trong đó, tổng doanh thu công ty mẹ giảm 56,4% so với cùng kỳ, tương ứng 42.158 tỷ đồng.
Tại buổi Đại hội cổ đông, Tổng giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành tiết lộ: "Đến hết tháng 1/2020, chưa bao giờ vững mạnh và lớn như vậy. Trong giai đoạn từ 2010 đến 2019, Vietnam Airlines liên tục tăng trưởng. Kết quả kinh doanh của năm 2019 thậm chí còn tốt nhất (doanh thu công ty mẹ Vietnam Airlines đạt hơn 74,6 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận công ty mẹ đạt tới gần 2.900 tỷ đồng.
"Đến năm 2020, hãng hàng không quốc gia Việt Nam dự kiến trình kế hoạch lỗ trước thuế hợp nhất 15.177 tỷ đồng và lỗ ròng công ty mẹ là 14.487 tỷ đồng", ông Dương Trí Thành tiết lộ.
Đối với tình hình kết quả kinh doanh bi sụt giảm, Vietnam Airlines dự kiến, sẽ tạm dừng khai thác các đường bay đi châu Âu và Úc; bắt đầu khai thác trở lại các đường bay khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á từ đầu tháng 10 với tần suất hạn chế từ 3-5 chuyến/tuần và bắt đầu dần ổn định khai thác từ tháng 12.
Dự kiến, 7 tháng cuối năm 2020, tổng thị trường nội địa phục vụ khoảng hơn 18 triệu lượt khách, tương đương 90% cùng kỳ, theo tính toán chung cả năm 2020, khách tổng thị trường nội địa đạt 34,95 triệu lượt, thấp hơn 20% so với cùng kỳ; giá bình quân có khả năng giảm khoảng 30%.
Ông Dương Trí Thành trình bay: "Do khó khăn Vietnam Airlines quyết định cắt giảm thu nhập bình quân của đội ngũ phi công, tiếp viên cũng như nhân viên mặt đất cả năm của người lao động xấp xỉ chỉ bằng 40-50% cùng kỳ. Qua đó, thu nhập bình quân phi công năm 2020 giảm xuống còn 77 triệu đồng/tháng, giảm 48% so với năm 2019. Thu nhập của tiếp viên hàng không là 13,8 triệu đồng/tháng giảm 52%. tự các nhân viên mặt đất cũng phải giảm tới 55%, chỉ đạt 14 triệu đồng/tháng.
Đáng chú ý, ông Dương Trí Thành tiết lộ điểm sáng trong quá trình kinh doanh của những tháng đầu năm: "Giai đoạn từ tháng 5 đến hết ngày 28/7, thị trường hàng không Việt Nam đã phục hồi tới 90%. Trong báo cáo hồi tháng 5, Vientam Airlines xác định thị trường nội địa đến quý 4/2020 phục hồi. Thực tế là đến tháng 7, thị trường đã cơ bản phục hồi. Tuy nhiên, làn sóng Covid-19 thứ hai đã lại bẻ gãy đà phục hồi này.
CEO Dương Trí Thành còn thông tin thêm, thứ 7 vừa qua (8/8), Vietnam Airlines chỉ bay 102 chuyến, giảm hơn 5 lần so với thời điểm phục hồi (hơn 500 chuyến bay mỗi ngày), chỉ bằng 28% so với cùng kỳ 2019. Đối với thị trường hàng không quốc tế, các hãng hàng không thế giới dự kiến 2024 mới phục hồi, nhưng thị trường quốc tế của Việt Nam thuận lợi hơn, sang đầu 2022 đã có thể phục hồi.
Về hoạch cấu trúc Vietnam Airlines, ông Dương Trí Thành cho biết: "Chúng tôi đã đưa ra nhiều kịch bản, trong tương lai tới là đang tái cơ cấu đội tàu bay. Bởi tại thời điểm ngày hôm nay (10/8), Vietnam Airlines đang thừa 72% phi công, tiếp viên và kỹ thuật có liên quan tới tàu bay. Tất cả tài sản khác cũng phải tái cấu trúc, cái nào cần thì giữ, không thì sẽ bán. Phương án cụ thể thế nào sẽ nằm trong 1 kế hoạch lớn của tổng công ty.
"Quan trọng nhất là việc tăng vốn cho Vietnam Airlines đang được triển khai gấp rút và sắp có quyết định cuối cùng. Chủ sở hữu sẽ có biện pháp tăng vốn cho vay để Vietnam Airlines phát triển", ông Dương Trí Thành khẳng định việc tăng vốn cho Vietnam Airlines.
Trước đó, các Chuyên gia kinh tế cho rằng, là chủ sở hữu của Vietnam Airlines nên Nhà nước phải có trách nhiệm với hãng hàng không quốc gia, nhưng cần phải giải thích rõ, cứu Vietnam Airlines là cứu nền kinh tế.
Đánh giá về vai trò của Chính phủ trong việc "giải cứu" ngành hàng không, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM cho rằng: "Vai trò của Chính phủ là chủ sở hữu, là cơ quan quản lý Nhà nước tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các hãng hàng không".
TS. Nguyễn Đình Cung đặt câu hỏi: Tại sao phải chọn Vietnam Airlines? Hiện nay, ngành hàng không đang chịu tác động đầu tiên và mạnh mẽ nhất vì dịch Covid-19, tất cả các Chính phủ đều hỗ trợ trong đó, các hãng hàng không và đặc biệt là hãng hàng không Quốc gia có đầy đủ năng lực nên cần phải duy trì.
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Vietnam Airlines có các số liệu đầy đủ, minh bạch, có các giải pháp để đối phó hay là vượt qua tác động, phần gì chưa thể làm được đã có các kiến nghị. Vietnam Airlines là hãng bị tác động nhưng cũng là nhân tố đầu tiên phục hồi nhanh nhất. Đây là trường hợp rất điển hình.
"Vietnam Airlines không phải là đơn vị phải xin Chính phủ "giải cứu" mà Chính phủ với tư cách là chủ sở hữu phải có trách nhiệm với các biện pháp hoặc chính sách tháo gỡ", TS Nguyễn Đình Cung đánh giá.