Dân Việt

Hàng loạt tiếng nổ vang trời, núi lửa phun trào cột tro cao 2km

Bảo Ngọc (Theo AFP) 13/08/2020 18:06 GMT+7
Đây ít nhất là lần thứ 8 ngọn núi lửa đang hoạt động trên đảo Sumatra này phun trào sau chưa đầy 1 tuần, mặc dù không có ai bị thương và không có thiệt hại lớn nào được báo cáo.
Hàng loạt tiếng nổ vang trời, núi lửa phun trào cột tro cao 2km - Ảnh 1.

Núi lửa Sinabung phun trào.

Núi lửa Sinabung của Indonesia phun trào trở lại ngày 13/8 với một loạt tiếng nổ làm bắn nhiều cột tro cao 2km lên bầu trời, gây lo ngại về dung nham phun trào và cơ quan chức năng phải đưa ra cảnh báo về hàng không.

Người phát ngôn Cơ quan giảm nhẹ thiên tai quốc gia Raditya Jati thông báo: "Khả năng có thêm nhiều đợt phun trào và các hãng hàng không được yêu cầu cảnh giác."

Ông Jati cho biết chính quyền đã đánh dấu khu vực cấm vào 5km xung quanh núi lửa Sinabung và cảnh báo khả năng có dung nham phun trào.

Ông nói thêm: "Người dân địa phương được khuyến cáo nên đeo khẩu trang nếu rời khỏi nhà để đề phòng ảnh hưởng của tro núi lửa đối với sức khỏe.

Hôm thứ Hai, Sinabung đã phun trào cột khói cao như tòa tháp 5km, bao phủ một khu vực rộng lớn.

Sinabung sống lại vào năm 2010 lần đầu tiên sau 400 năm. Sau một thời gian ngừng hoạt động khác, nó đã bùng phát một lần nữa vào năm 2013, và vẫn hoạt động mạnh kể từ đó.

Đây ít nhất là lần thứ 8 ngọn núi lửa đang hoạt động trên đảo Sumatra này phun trào sau chưa đầy 1 tuần, mặc dù không có ai bị thương và không có thiệt hại lớn nào được báo cáo.

Núi lửa Sinabung "thức giấc" trở lại năm 2010 lần đầu tiên sau 400 năm. Sau một giai đoạn ngưng hoạt động, núi lửa lại phun trào một lần nữa vào năm 2013 và vẫn tiếp tục hoạt động mạnh kể từ đó.

Năm 2016, 7 người chết trong một vụ phun trào ở Sinabung, trong khi một vụ phun trào năm 2014 khiến 16 người thiệt mạng.

Cuối năm 2018, một ngọn núi lửa ở eo biển giữa đảo Java và đảo Sumatra đã phun trào, gây ra một trận lở đất dưới nước và sóng thần khiến hơn 400 người thiệt mạng.

Indonesia là nơi có khoảng 130 núi lửa đang hoạt động do nằm trên "Vành đai lửa", một vành đai ranh giới mảng kiến tạo bao bọc Thái Bình Dương, nơi thường xuyên xảy ra các hoạt động địa chấn.