Tham vọng lâu dài của Trung Quốc ở Biển Đông đi kèm với việc phát triển một loại vũ khí được gọi là 'Chùy sát thủ'. Đây là loại tên lửa đã gây được sự quan tâm lớn trong giới quân sự trong 5 năm qua. Khi được công bố vào năm 2015, Bắc Kinh đã khoe khoang về loại vũ khí chính thức được gọi là Dongfeng 21D. DF-26 có khả năng đạt đến được các căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Guam với phạm vi của 1.800 đến 2.500 dặm.
Tên lửa này cũng có thể là mối đe dọa đối với các tàu sân bay Mỹ nếu được trang bị đầu đạn tên lửa đạn đạo chống hạm, do khả năng nhắm mục tiêu của nó. Theo phán đoán, tên lửa có tầm bắn lên đến 1.000 dặm và có thể di chuyển lên đến 10 lần so với tốc độ của âm thanh, làm cho nó hầu như không thể đánh chặn.
Theo tính toán của giới quân sự Trung Quốc, tên lửa Dongfeng-21D của họ có thể tiến công các mục tiêu có diện tích lớn như tàu sân bay ở khoảng cách đến 1.500 km; với tầm bắn xa, khả năng xuyên phá tốt, khó đánh chặn, giữ bí mật trận địa tốt, nên có thể đẩy biên đội tàu sân bay Mỹ ra xa bờ biển Trung Quốc. Tuy nhiên liệu tên lửa đạn đạo chống hạm Dongfeng-21D có thể đánh chìm một tàu sân bay có lượng giãn nước đến 100.000 tấn không? Nhiều chuyên gia quân sự vẫn nghi ngờ khả năng này. Mặc dù Dongfeng-21D có khả năng xuyên phá mạnh mẽ, nhưng DF-21D không thể đánh chìm chính tàu sân bay, nhưng nó hoàn toàn có khả năng gây ra tổn thất nặng nề và làm tê liệt tàu sân bay.
Và việc đánh chìm tàu sân bay của Mỹ, chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng; là một căn cứ quân sự di động trên biển, mặc dù bản thân tàu sân bay không có khả năng chống trả hoặc tự vệ, nhưng đi cùng một tàu sân bay thường là từ 1-2 tàu tuần dương, 2-3 tàu khu trục, 1-2 tàu ngầm hạt nhân, tạo thành biên đội tàu sân bay, có khả năng tiến công, phòng thủ mạnh mẽ.
Trong phạm vi tầm bắn của tên lửa chống hạm hiện có của nhiều quốc gia khác nhau, chưa thể đe dọa được tàu sân bay Mỹ. Ngay cả tên lửa chống hạm P-700, được gọi là sát thủ tàu sân bay của Liên Xô trước kia, có tầm bắn chỉ khoảng 500 km. Do đó, gần như không thể tấn công trực tiếp tàu sân bay, từ bên ngoài khu vực phòng thủ, của biên đội tàu sân bay.
Một mối đe dọa khác trên Biển Đông do Bắc Kinh ngang nhiên đặt ra là sự gia tăng hiện diện của các tàu ngầm hạt nhân. Năm 2014, Trung Quốc lần đầu tiên triển khai tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Jin, mỗi tàu trang bị 12 tên lửa hạt nhân JL-2.
Hoạt động từ một căn cứ hiện đại gần Tam Á, trên cực nam của đảo Hải Nam, tàu ngầm lớp Jin bắt đầu tuần tra ở vùng biển nước sâu. Nhà phân tích Alexander Neill đã cảnh báo vào năm 2016 rằng tàu ngầm hạt nhân là trọng tâm trong các kế hoạch của Trung Quốc trong khu vực.
Ông nói trong bài báo trên BBC: "Việc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) lo ngại về tính dễ bị tổn thương của khả năng răn đe hạt nhân trên đất liền đã khiến Trung Quốc đưa một số đầu đạn hạt nhân lên tàu ngầm . "
Một cảnh báo tương tự đã được đưa ra trong một báo cáo của Nhóm Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á của Mỹ, nghiên cứu các căn cứ đảo mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép Biển Đông.
Nhóm cho biết một số tòa nhà "có nhiều khả năng là súng phòng không", có nòng súng có thể nhìn thấy trong hình ảnh vệ tinh, trong khi những tòa nhà khác có lẽ là hệ thống vũ khí tầm gần.