Dân Việt

Gỡ “thẻ vàng” IUU: Khai thác hải sản phải truy xuất nguồn gốc

Công Tâm – Khánh Nguyên 08/09/2020 19:56 GMT+7
Thủ tướng đã ban hành Văn bản số 1063/TTg-NN ngày 12/8/2020 chỉ đạo các bộ, ban ngành liên quan và 28 tỉnh, thành phố ven biển tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống khai thác IUU.

Phải chấm dứt tình trạng khai thác trái phép

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), trong cuộc họp trực tuyến với Ủy ban châu Âu (EC) về việc triển khai thực hiện chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), phía EC tiếp tục đánh giá cao cam kết, quyết tâm chính trị và nỗ lực của Việt Nam; đặc biệt là công tác chỉ đạo, điều hành.

Gỡ “thẻ vàng” IUU: Khai thác hải sản phải truy xuất nguồn gốc - Ảnh 1.

Đoàn Công tác của Bộ NNPTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn thăm cảng cá Đông Hải. Ảnh: Công Tâm

81,4% tàu cá được lắp thiết bị giám sát hành trình

Từ đầu năm 2020 đến nay, vẫn xảy ra 54 vụ với 86 tàu cá bị nước ngoài bắt giữ, xử lý (chủ yếu là do vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài), giảm 54 vụ/91 tàu so với cùng kỳ năm 2019.

Ngoài ra, vẫn chưa kiểm soát được thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác của tàu nước ngoài cập cảng Việt Nam theo quy định của Hiệp định về biện pháp quốc gia có cảng.

Đối với việc lắp thiết bị giám sát hành trình, tính đến ngày 25/8/2020, số lượng tàu cá từ 15m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình là 24.927/30.605 tàu (đạt 81,4%); đã thực hiện đánh dấu cho 80.194 chiếc để phục vụ công tác quản lý.


Thực tế, thời gian qua, các bộ ngành từ Trung ương đến địa phương đã vào cuộc rất quyết liệt triển khai các giải pháp gỡ "thẻ vàng" theo khuyến nghị của EC. 

Thủ tướng đã ban hành Văn bản số 1063/TTg-NN ngày 12/8/2020 chỉ đạo các bộ, ban ngành liên quan và 28 tỉnh, thành phố ven biển tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống khai thác IUU. Bộ NNPTNT đã tổ chức 3 đoàn công tác kiểm tra tình hình triển khai chống khai thác IUU tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Tuy nhiên, phía EC tiếp tục khẳng định sẽ không gỡ cảnh báo "thẻ vàng" cho Việt Nam nếu chưa chấm dứt được tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài.

Mặc dù tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài đã giảm đáng kể nhưng từ đầu năm 2020 đến nay, vẫn xảy ra 54 vụ/86 tàu cá bị nước ngoài bắt giữ, xử lý (chủ yếu là do vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài) giảm 54 vụ/91 tàu so với cùng kỳ năm 2019.

Ngoài ra, vẫn chưa kiểm soát được thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác của tàu nước ngoài cập cảng Việt Nam theo quy định của Hiệp định về biện pháp quốc gia có cảng.

Đối với việc lắp thiết bị giám sát hành trình, tính đến ngày 25/8/2020, số lượng tàu cá từ 15m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình là 24.927/30.605 tàu (đạt 81,4%); đã thực hiện đánh dấu cho 80.194 chiếc để phục vụ công tác quản lý.

Phải truy xuất được nguồn gốc hải sản

Để tăng cường kiểm tra công tác gỡ "thẻ vàng" IUU của EC, đoàn công tác của Bộ NNPTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn và một số đơn vị đã làm việc với tỉnh Ninh Thuận về tình hình triển khai khuyến nghị của EC.

Báo cáo với đoàn, ông Đặng Kim Cương – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Ninh Thuận cho biết, toàn tỉnh có 642 tàu cá. Trong đó, 19 tàu cá trên 24m, 623 tàu dưới 24m, các tàu đã lắp đặt thiết bị giám sát theo quy định. Ninh Thuận có 3 cảng cá được Bộ NNPTNT chỉ định. Từ đầu năm 2020 đến nay đã thu được 3.822 quyển nhật ký khai thác, kiểm tra được 9.373 lượt tàu cá xuất, nhập cảng.

Về nuôi trồng thủy sản, trên địa bàn tỉnh có khoảng 450 cơ sở sản xuất tôm giống, dự kiến sản lượng tôm giống năm 2020 đạt 36 tỷ con, trong đó, có 30 tỷ con tôm thẻ chân trắng và 6 tỷ con tôm sú giống. Ngoài tôm giống, trên địa bàn tỉnh có khoảng 40 cơ sở hoạt động sản xuất các đối tượng hải sản khác như: ốc hương, sò lụa, hàu, cá chim vây vàng…

Ông Cương đề nghị, trong thời gian tới, Bộ NNPTNT cần tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên môn và cập nhật các thông tin liên quan đến các vấn đề khuyến nghị của EU; đẩy nhanh tiến độ thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất chủ trương đầu tư dự án phát triển thủy sản bền vững tỉnh Ninh Thuận nguồn vốn WB, tổng mức đầu tư dự kiến 561 tỷ đồng. Xem xét đưa dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống thủy sản tập trung Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Sau khi nghe một số ý kiến của các thành viên đoàn công tác và đơn vị chuyên môn của tỉnh về một số tồn tại, vướng mắc trong quá trình quản lý, triển khai chống khai thác IUU, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao sự nỗ lực của tỉnh Ninh Thuận trong thời gian qua.

Thứ trưởng nhấn mạnh, Ninh Thuận là địa phương có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, trong chăn nuôi dê, cừu bò, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản. Thứ trưởng cho rằng, IUU là nội dung rất quan trọng. Thứ trưởng yêu cầu, khai thác hải sản phải truy xuất nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, phải chú trọng khai thác theo hướng phát triển bền vững, chấp hành pháp luật. Trong đội tàu cần lập danh sách những tàu có nguy cơ cao để tập trung quản lý.

EC đánh giá Việt Nam có chuyển biến về chống khai thác IUU

Sau hơn 2 năm Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo "thẻ vàng" về khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), EC đã tiến hành thanh tra 3 lần tại Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, EC đánh giá cao những việc Việt Nam đã làm được và đã có chuyển biến rất tích cực về chống khai thác IUU.

Tuy nhiên, họ cũng chỉ ra những "nút thắt" mà Việt Nam phải tháo gỡ để sớm lấy lại "thẻ xanh".

Do dịch COVID-19 nên lần thanh tra thứ 3 năm nay EC đã làm việc trực tuyến thay vì đến Việt Nam thanh tra trực tiếp.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, những việc Việt Nam đã thực thi được EC đánh giá rất cao như: Xây dựng hệ thống pháp luật, tàu cá Việt Nam không vi phạm các quốc đảo. Việt Nam cũng tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh. Tàu cá đã từng bước được quản lý; tổ chức truy suất nguồn gốc. EC đánh giá Việt Nam đã có chuyển biến rất tích cực trong việc khắc phục "thẻ vàng" những năm gần đây.

Tuy nhiên, qua thanh tra, EC đã chỉ ra những nút thắt mà Việt Nam phải gỡ bỏ.

Đó là nếu còn tàu vi phạm thì rất khó gỡ "thẻ vàng" và việc quản lý tàu cá vẫn còn bất cập. "78% tàu cá lắp được thiết bị định vị, 70% tàu được sơn màu. Những việc này chúng ta còn chậm và cần tập trung triển khai", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nêu rõ.

P.V