Dân Việt

Quảng Ngãi: Thắp điện sáng rực như phố cho cánh đồng trồng hành tím để làm gì?

Nhiệt Băng 19/09/2020 13:44 GMT+7
Thay vì dùng thuốc trừ sâu phun xịt như lâu nay, nông dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) thắp điện cho cả cánh đồng hành tím vào ban đêm để làm bẫy chống sâu bướm gây hại. Cách làm mới này đã giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, nâng độ sạch và an toàn cho loại củ nổi tiếng này.

Thời gian gần đây, nhiều du khách tham quan Lý Sơn về đêm không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy những cánh đồng trồng hành trên đảo, điện được thắp sáng rực như phố thị. 

Người dân trên đảo giải thích: Việc thắp điện trên những cánh đồng là để làm bẫy dẫn dụ sâu bướm, chống gây hại cho hành trồng.

Quảng Ngãi:
Thắp điện sáng rực như phố cho cánh đồng "vàng tím" để chống sâu bướm gây hại
 - Ảnh 1.

Một góc cánh đồng hành nhìn từ trên cao.

Quảng Ngãi:
Thắp điện sáng rực như phố cho cánh đồng "vàng tím" để chống sâu bướm gây hại
 - Ảnh 2.

Điện được thắp sáng rực tại một ruộng hành.

Theo lời người dân Lý Sơn, sau khi nhìn thấy nhiều nơi ở đất liền áp dụng (thắp điện làm bẫy chống sâu bướm gây hại cho cây trồng), rồi tìm hiểu trên báo đài, mạng intrenet.. một số nông dân trên đảo làm theo và thấy hiệu quả, nên được lan rộng như hiện nay.

Quảng Ngãi:
Thắp điện sáng rực như phố cho cánh đồng "vàng tím" để chống sâu bướm gây hại
 - Ảnh 3.

Một trụ điện thắp sáng cho ruộng hành của người dân.

Nói về chi phí thực hiện phòng trừ sâu bướm gây hại bằng cách trên, bà Nguyễn Thị Hải (40 tuổi), ở thôn Đông, An Hải cho biết: Bình quân mỗi sào (500m2) tốn khoảng 5-7 triệu đồng để mua dây diện, bóng ...lắp vào các trụ bằng cây, ống thép tròn nhỏ cao từ 2-3m. Số lượng bóng đèn lắp tùy theo, từ 10-15 bóng/sào.

Vào đêm, khi các bóng đèn trên đồng ruộng hành được bật sáng, bướm sâu theo tập tính bị ánh sáng đền diện thu hút nên bay lên bu vào và rơi xuống chết, chứ không vào đẻ trứng ở thân cây hành để gây hại.

Quảng Ngãi:
Thắp điện sáng rực như phố cho cánh đồng "vàng tím" để chống sâu bướm gây hại
 - Ảnh 4.

Quảng Ngãi:
Thắp điện sáng rực như phố cho cánh đồng "vàng tím" để chống sâu bướm gây hại
 - Ảnh 5.

Ruộng trồng hành dưới ánh sáng của điện vào ban đêm.

Nói về hiệu quả của phương pháp trên, nông dân huyện Lý Sơn cho biết: Thiệt hại do sâu bướm gây ra giảm từ 40-60%/vụ, giúp người trồng tiết kiệm từ 1-3 triệu đồng/sào/vụ, so với sử dụng thuốc BVTV để phun diệt trừ.

Quảng Ngãi:
Thắp điện sáng rực như phố cho cánh đồng "vàng tím" để chống sâu bướm gây hại
 - Ảnh 6.

Cánh đồng hành được thắp điện sáng rực như phố thị.

Điều quan trọng không kém của sử dụng bẫy diệt trừ sâu bướm gây hại bằng thắp sáng đèn điện còn góp phần rất lớn trong việc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do sử dụng thuốc BVTV, kéo dài dai dẳng suốt nhiều thập kỷ qua ở đảo Lý Sơn; đồng thời sản phẩm hành khi bán ra thị trường cũng được "sạch" và an toàn hơn.

Quảng Ngãi:
Thắp điện sáng rực như phố cho cánh đồng "vàng tím" để chống sâu bướm gây hại
 - Ảnh 7.

Người dân Lý Sơn đang xuống giống trồng hành.

Quảng Ngãi:
Thắp điện sáng rực như phố cho cánh đồng "vàng tím" để chống sâu bướm gây hại
 - Ảnh 8.

Cùng với tỏi, hành là cây trồng chủ lực được ví là "vàng tím" mang lại thu nhập chính cho người dân Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi:
Thắp điện sáng rực như phố cho cánh đồng "vàng tím" để chống sâu bướm gây hại
 - Ảnh 9.

Thu hoạch hành.

Quảng Ngãi:
Thắp điện sáng rực như phố cho cánh đồng "vàng tím" để chống sâu bướm gây hại
 - Ảnh 10.

Cắt bỏ phần lá để lấy củ bán.

 Như Báo Dân Việt đã phản ánh, với diện tích đất nông nghiệp ước khoảng 300 ha, hàng năm cùng với tỏi, hành là cây trồng truyền thống và chủ lực mang lại nguồn thu nhập chính cho hàng ngàn hộ dân ở huyện đảo Lý Sơn bao đời nay. Vì vậy hành còn được người dân ví von là "vàng tím" ở đảo này.