Dân Việt

Đôi giày tái chế "độc nhất vô nhị", bảo vệ môi trường

Huỳnh Dũng 13/11/2020 07:27 GMT+7
Cho dù giày của bạn được làm từ gỗ dầu, thực vật hữu cơ hay da động vật, mọi thứ đều có tác động đến môi trường. Dựa trên nguyên tắc này, càng ít nguyên liệu càng tốt. Đó là lý do tại sao D'BRIS- đôi giày sử dụng vật liệu tái chế này đang được chú ý mạnh mẽ.

Thoạt nhìn ban đầu khá giống với chiếc giày thông thường, nhưng ít ai ngờ rằng, giày D'BRIS này được làm từ những vật liệu đặc biệt không ai ngờ tới, hứa hẹn sẽ mở ra một kỷ nguyên mới trong làng chế tạo giày dép thời trang bền vững với môi trường sinh thái nhiều hơn.

Ảnh: @D'bris.

Ảnh: @D'bris.

Theo thông tin từ Thương hiệu giày bền vững D'bris, giày D'BRIS được làm từ rác và vật liệu tái chế, chẳng hạn như nhựa được tìm thấy trong đại dương và lốp xe ô tô cũ. Bởi những người sáng lập D'BRIS đã "phát ngán" khi nhìn thấy quá nhiều rác thải nhựa có trong đại dương, và họ tin rằng, các sản phẩm như D'BRIS cần được tiếp cận nhiều hơn để giúp nâng cao nhận thức về các vấn đề bảo vệ môi trường.


Cụ thể hơn, vật liệu cao su tái chế và lốp xe ô tô cũ được dùng để làm đế, còn nhựa tái chế dùng làm dây buộc và các cấu trúc bên trong của chiếc giày.

Ảnh: @D'bris.

Ảnh: @D'bris.

Ngoài các vật liệu trên, nhà sản xuất còn pha vào đó hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tái chế để làm nên các phần còn lại riêng biệt của chiếc giày. Đồng thời, đáng chú ý nhất là phần vải trên giày được làm từ sợi polyester chất lượng cao làm từ 100% nhựa tái chế sau khi sử dụng.

Như vậy, có thể nói giày D'BRIS ra đời vừa đánh dấu một kỷ nguyên sản xuất mới đặc biệt, tiết kiệm, đồng thời cũng giúp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và giữ cho đại dương sạch hơn.

Đôi giày này được sản xuất thủ công tại Tây Ban Nha và nguyên liệu được thu thập từ các vùng trên khắp đất nước. Phần lớn chúng có sẵn ở các màu nguyên bản đen trắng hoặc hai màu pha lại với nhau, Sam Shearer, là Giám đốc Kinh doanh Thương hiệu D'bris chia sẻ thêm.

Ảnh: @D'bris.

Ảnh: @D'bris.

Được biết, nếu tính theo xu hướng hiện tại thì vào năm 2050, có thể có nhiều nhựa trong các vùng biển trên thế giới hơn cá sinh sống, nếu tính theo trọng lượng. Những con số như vậy khiến mọi người sợ hãi và bắt buộc con người nên thay đổi hành vi của mình bắt đầu từ bây giờ.