Dấu ấn nông dân thi đua sản xuất giỏi
Trong công cuộc đổi mới đất nước, giai cấp nông dân và Hội NDVN được đón nhận và thực hiện nhiều nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước, thể hiện đường lối, quan điểm đúng đắn đối với nông dân, nông thôn, nông nghiệp, định hướng cho tổ chức và hoạt động của Hội NDVN. Giai cấp nông dân, thông qua tổ chức của mình là Hội NDVN, tiếp tục phát huy quyền làm chủ, thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng về phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cơ sở vững chắc cho sự ổn định và phát triển đất nước.
"Trong giai đoạn cách mạng mới, giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) đứng trước những nhiệm vụ rất nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang. Với ý chí tự lực tự cường, trí thông minh, sáng tạo, cán bộ và hội viên nông dân cả nước đã vượt lên mọi khó khăn thử thách, phấn đấu thực hiện những nhiệm vụ đề ra, đạt kết quả to lớn trong hoạt động xây dựng Hội và phong trào nông dân".
Nét nổi bật thời kỳ này là đã động viên được nông dân tham gia phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, khơi dậy mạnh mẽ nguồn lực hội viên nông dân.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng là phong trào được tổ chức chỉ đạo có sự phối hợp của ngành nông nghiệp từ năm 1988, ngay sau khi Đảng có cơ chế khoán mới trong nông nghiệp, đã trở thành phong trào cách mạng của nông dân thời kỳ đổi mới.
Các cấp Hội đã chú trọng xây dựng các mô hình trình diễn điểm, nhân các điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực. Tổ chức các hội thi cán bộ hội giỏi, hội thi "Nhà nông đua tài" toàn quốc lần thứ nhất, Hội nghị biểu dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ II đã được Đảng, Nhà nước, nhân dân đánh giá cao.
Phong trào này vốn có bề dày hàng chục năm, lại có thêm những chính sách đầu tư, khuyến khích của Đảng, Nhà nước, cộng với các thành tựu khoa học - công nghệ; sự phát triển của kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là thủy lợi, điện, giao thông và sự đổi mới phương thức hoạt động Hội nên đã đi vào đời sống nông dân, phát triển nhanh và chất lượng ngày càng cao.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã góp phần quan trọng đưa nông nghiệp nước ta phát triển toàn diện, tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, đưa nước ta từ một nước thường xuyên thiếu lương thực trở thành quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới.
Ông Nguyễn Đức Triều về công tác Hội NDVN từ năm 1993, giữ cương vị Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN rồi Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN (1997 - 2003). 7 năm trên cương vị đứng đầu Hội NDVN, ông cùng tập thể Ban Chấp hành T.Ư Hội để lại dấu ấn hết sức đậm nét trong tiến trình phát triển của Hội NDVN.
Những hoạt động chủ yếu của Hội tác động tích cực đối với phong trào này là chuyển giao khoa học - công nghệ và tạo vốn cho nông dân. Nhiều hộ sản xuất kinh doanh giỏi đã vươn lên thành chủ các doanh nghiệp, tổ hợp tác và HTX. Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân cả nước được cải thiện rõ rệt, phong trào xóa đói giảm nghèo đạt kết quả khả quan, số hộ giàu ngày càng tăng lên. Giai cấp nông dân ngày càng phấn khởi, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Những thành tựu đó đã nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế, đóng góp của giai cấp nông dân được ghi nhận như một kỳ tích, được trong nước và quốc tế ca ngợi.
Hướng mạnh về cơ sở
Phong trào này vốn có bề dày hàng chục năm, lại có thêm những chính sách đầu tư, khuyến khích của Đảng, Nhà nước, cộng với các thành tựu khoa học - công nghệ; sự phát triển của kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là thủy lợi, điện, giao thông và sự đổi mới phương thức hoạt động Hội nên đã đi vào đời sống nông dân, phát triển nhanh và chất lượng ngày càng cao.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1998-2003) Hội NDVN là Đại hội tiếp tục đổi mới và phát huy mạnh mẽ vai trò nòng cốt của Hội, tổ chức, động viên giai cấp nông dân phát huy nội lực, cần kiệm xây dựng đất nước, thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, góp phần tích cực đưa đất nước bước vào thế kỷ 21 với những thành tựu to lớn hơn.
Để làm tốt chức năng, nhiệm vụ đề ra, các cấp Hội đã phải tự đổi mới, tìm tòi cách thức tổ chức, xác định nội dung hoạt động thiết thực và phù hợp, đáp ứng những lợi ích kinh tế - xã hội thiết thân của nông dân, tạo ra động lực mạnh mẽ trong từng hộ, từng thôn xóm, từng tổ chức hợp tác; trên cơ sở đó củng cố tổ chức Hội, thu hút đông đảo nông dân vào Hội, xây dựng cơ sở Hội vững mạnh trên khắp các địa bàn.
Cơ sở Hội là nơi hoạt động chủ yếu, thường xuyên của nông dân, nơi tổ chức nông dân hành động cách mạng, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới; bảo vệ quyền lợi chính đáng của nông dân. Đó là nơi phát huy sức mạnh của nông dân, được nhân lên gấp bội bằng sức mạnh có tổ chức, đoàn kết, tương trợ và hợp tác: "Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá, giàu; người khá, giàu thì giàu thêm" như Bác Hồ đã dạy.
Nét nổi bật là hoạt động của Hội đã gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vận động đi đôi với các dịch vụ hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất hàng hóa, xóa đói giảm nghèo. Các cấp Hội đổi mới phong cách lãnh đạo hướng mạnh về cơ sở, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên nông dân. Các cấp Hội đã ký nhiều nghị quyết, chương trình phối hợp với các bộ, ngành, các cơ quan khoa học, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội giúp nông dân về giống, vốn, khoa học kỹ thuật, truyền nghề, dạy nghề, nhất là hướng dẫn cách làm ăn cho đồng bào dân tộc thiểu số có hiệu quả.
Ngày 2/3/1996, Quỹ Hỗ trợ nông dân T.Ư Hội NDVN được thành lập, trở thành phương tiện, công cụ quan trọng của Hội trong xây dựng phong trào nông dân, tổ chức Hội ND. Từ vốn vay quỹ, nhiều nông dân đã thoát nghèo, nhiều hộ khá giàu; đội ngũ cán bộ hội, cán bộ hoạt động trong hệ thống Quỹ Hỗ trợ nông dân được nâng lên về năng lực xây dựng phong trào nông dân, xây dựng Hội ND.
Các cấp Hội chủ động liên kết 4 nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp) để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, tổ chức bán vật tư, phân bón, máy nông nghệp cho nông dân theo phương thức trả chậm; tiêu thụ sản phẩm cho nông dân theo Quyết định 17 và Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ.
Hội cũng chủ động tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ, tích cực làm tốt công tác hoà giải mâu thuẫn trong nội bộ nông dân, tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân theo Chỉ thị 26 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu quả.
Những kết quả đó đã khẳng định vị trí, vai trò của tổ chức Hội là chỗ dựa của Đảng, chính quyền và của nông dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đồng thời mở ra những điều kiện và khả năng mới cho công tác xây dựng tổ chức Hội trong những năm tới đạt kết quả cao hơn.