“ Rồng cường dương” còn gọi là hải long, cá chìa vôi, rồng biển, được đánh bắt quanh năm, nhưng tốt nhất là vào tháng hè - thu và được chế biến như cá ngựa (hải mã), có thể sử dụng dạng tươi hoặc phơi khô.
“ Rồng cường dương” còn gọi là hải long, cá chìa vôi, rồng biển, được đánh bắt quanh năm, nhưng tốt nhất là vào tháng hè - thu và được chế biến như cá ngựa (hải mã), có thể sử dụng dạng tươi hoặc phơi khô.
Theo lương y Phạm Quốc Vinh, Hội Đông y TP.HCM, hải mã, hải sâm và hải long đều là những vị thuốc quý, thực sự có công dụng tráng dương, cường thận, bồi bổ xương khớp.
Riêng hải long còn được các thầy thuốc Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên dùng làm thuốc.
Hải long có vị ngọt, tính ấm, tác động vào các kinh mạch thuộc thận, có các tác dụng bổ thận, tráng dương... nên được dùng trong nhiều thang thuốc trị liệt dương, đau lưng, bổ thận và giúp phụ nữ dễ sinh nở.
Bài thuốc từ hải long chữa liệt dương, đau lưng (do bổ thận hư): Hải long phơi sấy khô rồi tán thành bột dùng lần 6 - 10g, hoặc dùng ngâm rượu uống ngày uống 3 ly nhỏ tương đương 12g hải long.
Chữa cho người già yếu suy nhược: Hải long tươi làm gỏi với lá đinh lăng, hành tây, rau thơm, gia vị vừa đủ, hoặc bài hải long tươi nấu cháo với gạo thơm cho thêm tiêu, hành, gia vị vừa đủ ăn tuần vài lần.
Hải long thường được ví như một thứ Viagra đến từ biển khơi, có khả năng cải thiện “chuyện ấy” của các quý ông một cách rõ rệt.
Đặc biệt, rượu ngâm “rồng cường dương” được ví là một loại thần tửu có “công lực” không kém gì Minh Mạng thang huyền thoại.
Hải long thường được phơi khô trước khi ngâm rượu, nhưng cũng có khi được ngâm tươi.
Mỗi bình rượu ngâm hải long thường có giá tiền triệu, chênh lệch nhau dựa vào số lượng hải long và các thành phần đi kèm.
Hiện, hải long được đánh bắt ngày càng nhiều tại các vùng biển Việt Nam để phục vụ nhu cầu thị trường. Tình trạng này khiến nhiều loài cá chìa vôi trở nên khan hiếm và được đưa vào trong Sách đỏ của Việt Nam. Ảnh: Internet.