Theo đó, kỳ hạn bình quân của lượng trái phiếu mà BIDV phát hành lên tới 7,4 năm. Xếp thứ 2 về phát hành trái phiếu trong 9 tháng đầu năm 2020 là VIB với 14,3 nghìn tỷ đồng, kỳ hạn bình quân 3 năm; kế đến là VPBank với 11 nghìn tỷ đồng, kỳ hạn bình quân cũng là 3 năm.
"Ông lớn" Vietinbank cũng phát hành lượng trái phiếu lên tới 10,6 nghìn tỷ đồng, xếp thứ 4 trong toàn hệ thống về lượng trái phiếu phát hành trong 9 tháng, tuy nhiên kỳ hạn phát hành của nhà băng này lại lên tới 9,3 năm.
Đáng chú ý, ACB chỉ phát hành 200 tỷ đồng trái phiếu nhưng kỳ hạn của lượng trái phiếu này lên tới 10 năm, cao nhất toàn hệ thống.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc các ngân hành thương mại đẩy mạnh phát hành trong tháng 9 để bổ sung vốn nhằm gia tăng nguồn vốn cho vay trung và dài hạn, mua lại một phần trái phiếu đã phát hành thời gian trước với lãi suất cao hơn và hoàn tất thời gian còn lại khi các quy định mới siết chặt hơn được áp dụng.
"Trong 9 tháng đầu năm, các ngân hàng (Vietinbank, BIDV, Seabank, ACB và TPbank) phát hành hơn 36 nghìn tỷ trái phiếu có kỳ hạn hơn 5 năm để tăng vốn cấp 2 - cao hơn 5% tổng lượng phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 của cả năm 2019 và chiếm 37,7% tổng lượng trái phiếu ngân hàng phát hành 9 tháng của năm 2020", Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư của Công ty CP Chứng khoán SSI (SSI Research), tổng kết.
Như vậy, sau 9 tháng đẩy mạnh phát hành trái phiếu nhằm bổ sung vốn đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của nhóm các NHTM áp dụng theo Basel II tại cuối tháng 8 là 11,67% - tăng so với mức 11,13% vào tháng 1/2020; trong đó CAR của nhóm NHTM Nhà nước là 9,71%, nhóm các NHTMCP tư nhân là 10,75%.
Được biết, quy mô thị trường TPDN tính trên GDP tăng nhanh từ mức 11,4% tại cuối 2019 lên 14,4% vào cuối tháng 9/2020.