"Chúng tôi dự đoán lập trường của Biden đối với Nga sẽ cứng rắn hơn nhiều. Sự căm ghét Moscow trong đội ngũ của Biden thực sự đáng kinh ngạc", tờ Financial Times dẫn lời một quan chức ngoại giao cấp cao ở Washington.
Nhưng, những tuyên bố chính trị là một chuyện, và các hoạt động trên cương vị tổng thống lại là một chuyện khác. Dù Biden đưa ra những tuyên bố cứng rắn đến đâu, Washington không có nhiều phương tiện để gây thiệt hại hữu hình cho nền kinh tế Nga, Bloomberg chỉ ra.
Mối đe dọa nghiêm trọng nhất là lệnh cấm đầu tư vào nợ chính phủ Nga (trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước Nga phát hành). Tuy nhiên, những người đầu tiên sẽ phải gánh chịu hậu quả của bước đi này là các nhà đầu tư Mỹ - những người nắm giữ lượng lớn trái phiếu Chính phủ Nga. Và họ có thể kiện chính quyền Biden.
Hơn nữa, để đáp trả Mỹ, Nga có thể “bán tháo” trái phiếu kho bạc của Hoa Kỳ. Trong điều kiện chịu nợ “cắt cổ” và thâm hụt ngân sách khổng lồ, điều này không phục vụ lợi ích của Nhà Trắng.
"Rất có thể Mỹ sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt tương tự như châu Âu liên quan tới vụ Alexei Navalny bị ám hại. Nhưng, ở đây nói về những hạn chế thị thực đối với công dân Nga chứ không phải về việc trừng phạt một số công ty nhà nước Nga trong ngành kinh tế. Tiếp sau đó họ sẽ cố gắng nối lại đối thoại với Moscow, và chính sách của Washington sẽ phụ thuộc vào kết quả của cuộc đối thoại này", ông Vitaly Mankevich, Chủ tịch Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga-châu Á (RASPP) nhận xét.
Theo quan điểm của ông, con át chủ bài - lệnh cấm đầu tư vào nợ chính phủ Nga sẽ chỉ được sử dụng trong trường hợp lằn ranh đỏ bị vượt qua. Nhiều khả năng sức ép trừng phạt với Dòng chảy phương Bắc-2 (Nord Stream 2) sẽ gia tăng. Trong một bài phát biểu hồi năm 2016, Biden đã gọi dự án năng lượng của Nga là một thỏa thuận tồi tệ đối với châu Âu. Dự án này sẽ gây bất ổn cho Ukraine và châu Âu cần phải đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng", ông Biden đã tuyên bố khi với tư cách là phó Tổng thống Mỹ.