Nếu ai là fan hâm mộ của dòng phim kinh dị hẳn sẽ không bỏ qua bom tấn "ma nữ đại chiến 3". Bộ phim mang đề tài khá ghê rợn về hủ tục cưới xin ở một số vùng quê. Trong bộ phim có một đoạn kể về Bút Tiên, trước khi chết, Bút Tiên vốn là một cô gái có gia thế thanh bạch. Sau đó, cô bị bán cho một gia đình có thế làm vợ, nhưng người chồng đang chờ cô lại là một xác chết. Cô bị mẹ chồng đè nén áp bức trong cuộc hôn nhân đen tối, hay còn gọi là "minh hôn" (hôn nhân u ám, ngu muội), sau này còn bị đóng đinh tứ chi vào quan tài, trên nắp quan tài còn ghim thật nhiều đinh sắt trấn giữ. Hủ tục này không chỉ thể hiện sự tàn nhẫn quá mức mà còn cho thấy sự phi nhân tính của con người, vì con trai đã chết của mình mà làm hại con gái nhà khác.
Có thể nói hủ tục minh hôn đã có từ ngàn đời xưa tại xã hội cổ đại Trung Quốc. Minh chứng lớn nhất là trường hợp tìm thấy trong quá trình khai quật mộ cổ ở tỉnh Sơn Đông đất nước hàng ngàn năm lịch sử này.
Vào năm 2003, tại nơi ở cũ của Vương Hi Chi ở thành phố Lâm Nghi đang trong quá trình tiến hành một dự án mở rộng. Trong quá trình thi công, các công nhân đang đào móng của sảnh phía Đông của Đại Hùng bảo điện thì phát hiện ra một cái hố không đáy trong quá trình giải lao. Ngay lập tức, đội thi công vội vàng thông báo với đơn vị bảo tàng địa phương. Sau đó, các chuyên gia khảo cổ đã đến địa điểm xây dựng và xác định đây là một lăng mộ cổ nên họ bắt tay vào giải cứu lăng mộ.
Đây là lăng ngôi mộ cổ được tìm thấy ở cố cư của Vương Hi Chi. Ban đầu, họ cho đó là là lăng mộ của dòng họ Vương, trong nhiều năm, là gia tộc giàu có lớn nhất thời Đông Tấn. Trước đó, mộ của gia đình họ Vương chưa từng được phát hiện. Người ta khẳng định rằng lăng mộ này thực sự thuộc về gia đình Vương tộc, và đây sẽ là một khám phá lớn trong lịch sử khảo cổ. Tuy nhiên, khi dọn khoảng trống trước cửa mộ, mọi người phát hiện dấu vết màu đỏ, các nhân viên lập tức nâng cao tinh thần cảnh giác.
Theo ghi chép trong cuốn "Thái Bình ngự lãm", có đoạn viết: Dùng bột quặng sắt màu đỏ phủ lên mặt đất là quy cách xây lăng mộ của Thiên tử. Dù dòng họ Vương vốn cũng rất hiển hách, nhưng lăng mộ tiêu chuẩn hoàng đế là điều khó giải thích. Điều này đặt ra câu hỏi chủ nhân của lăng mộ này là ai?
Khi khai quật sâu hơn, người ta nhìn thấy toàn cảnh lăng mộ, các họa tiết và đồ dùng trong lăng đều thể hiện danh tính cao quý của chủ nhân ngôi mộ. Các chuyên gia suy luận rằng chủ nhân của ngôi mộ phải có quan hệ gì đó với hoàng tộc Tư Mã. Trong khi đó, Lâm Nghi thời cổ đại có tên gọi là Lang Gia, bởi vậy rất có thể lăng mộ này là của dòng dõi Lang Gia vương. Ngày 8 tháng 5 năm 2003, ngoại vi ngôi mộ đã được dọn dẹp sạch sẽ, các chuyên gia chuẩn bị mở quan tài ở phía đông và tây mộ thất thì phát hiện thi thể của 3 em bé bao gồm 2 nam và 1 nữ.
Thi thể nữ khoảng 5 tuổi, phụ kiện vàng bạc trên người cực kỳ xa xỉ, cài hai chiếc kẹp tóc màu vàng kim và hai chiếc cặp tóc màu vàng kim còn sót lại, cổ tay trái và phải mỗi bên đeo một đôi vòng vàng. Có 11 chiếc nhẫn vàng, điều này cho thấy danh tính của bé gái 5 tuổi này không hề tầm thường. Đối với hai cậu bé còn lại, một bé 2 tuổi và một bé trai dưới một tuổi, các chuyên gia chỉ xác nhận được danh tính của hai cậu bé bằng cách tìm kiếm qua sách cổ.
Cậu bé 1 tuổi là cháu của Tư Mã Duệ - Tư Mã An Quốc. Tư Mã Duệ là vị vua đầu tiên của nhà Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc, ở ngôi từ năm 317 đến năm 323. Cha của Tư Mã An Quốc là Tư Mã Bầu, tức con trai của Tư Mã Duệ qua đời ở tuổi 18. Tư Mã Duệ để cháu trai 1 tuổi lên ngôi Lang Gia vương, nhưng cậu bé này yểu mệnh, cũng mất sau đó vài tháng. Cậu bé 2 tuổi được cho là Lang Gia điệu vương Tư Mã Hoán - con trai thứ 5 của hoàng đế Đông Tấn. Vì mẹ ruột của ông là hậu phi Trịnh A Xuân rất được sủng ái nên khi sinh ra, Tư Mã Hoán đã được Tư Mã Duệ cưng chiều, được phong là Lang gia điệu vương (tự Diệu Tổ) lúc nhỏ, nhưng sau đó cũng mất sớm. Những biến cố gia đình liên tiếp đã khiến Tư Mã Duệ quyết định xây một lăng tẩm xa hoa cho con trai mình là Tư Mã Hoán mặc sự can ngăn của triều thần, đồng thời chôn cất hai chú cháu cùng nhau.
Vậy, bé gái được chôn trong ngôi mộ này là ai? Trong "Thái Bình ngự lãm", các chuyên gia đã tìm thấy ghi chép này:
"Thái tử nạp phi, có hai đôi vòng tay bằng vàng sáng lấp lánh."
Hơn nữa, 11 chiếc nhẫn vàng trên ngón tay của bé gái cũng là dấu hiệu cử hành hôn lễ. Từ những tìm hiểu và lập luận ở trên, các chuyên gia có thể chắc chắn rằng đây là người vợ minh hôn mà Tư Mã Duệ đã cưới cho con trai mình Tư Mã Hoán. Kết luận này mặc dù khiến mọi người đều cảm thấy đau xót, nhưng nó cho thấy hủ tục hôn nhân của thời cổ đại quả là ngoài sức tưởng tượng. Hôn nhân vốn là hỉ sự, mang lại hạnh phúc cho mỗi người. Nhưng trường hợp này lại là một minh hôn địa ngục.
Cho tới ngày nay, vẫn có nhiều người đồn đoán về sự tồn tại những hủ tục minh hôn thời hiện đại. Trên một vài diễn đàn mạng, có thông tin về các trường hợp người dân đến nhà tang lễ mua bán trái phép xác chết để chôn cất cùng con đã mất của mình tránh sự cô đơn. Mặc dù những thông tin này chưa có kiểm chứng và độ đáng tin khá thấp, nhưng điều mà xã hội ở bất kể quốc gia nào cũng cần lên án và đẩy lùi là những hủ tục hôn nhân phi nhân tính này.